Các chuyên gia cho rằng, để trở thành siêu cường quốc trên thế giới, một quốc gia phải đạt được sức mạnh về kinh tế, lực lượng quân đội, nguồn nhân lực và ảnh hưởng chính trị.
Sức mạnh quân đội thường là một trong những yếu tố được xem xét đầu tiên khi nhìn vào một siêu cường quốc. Những đất nước như Trung Quốc, Mỹ, Anh và Nhật Bản được biết đến bởi lực lượng quân sự hùng mạnh.
Thế mạnh về kinh tế cũng là một nhân tố. Tiền cho phép dự trữ vũ khí và đào tạo con người, cải thiện nền công nghiệp, củng cố kinh tế. Các quốc gia giàu có nhất trên thế giới có khả năng ảnh hưởng tới các nước khác khi sử dụng lợi thế của mình để gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.
Tài nguyên thiên nhiên cũng có thể là một yếu tố đặc biệt nếu nhân tố này đóng góp cho sự giàu có của đất nước. Các đất nước giàu dầu mỏ là những nước giàu có một cách tự nhiên, Và họ có thể sử dụng tài nguyên này để kiểm soát hoạt động của các quốc gia.
Nguồn nhân lực điều khiển nền kinh tế. Siêu cường quốc thường có nguồn lao động tốt nhất và tạo ra lợi thế kinh tế cho quốc gia.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có một hoặc hai trong số các yếu tố này, nhưng chỉ những nước có hầu hết hoặc tất cả các nhân tố mới có thể được xét là siêu cường quốc theo đúng nghĩa trên thế giới. Ví dụ, các nước giàu tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông có thể giàu có và sở hữu nguồn nhiên liệu quan trọng, cần thiết nhất cho tất cả các nước công nghiệp phát triển, nhưng việc thiếu nguồn lao động tốt lại ngăn cản họ đạt được vị thế siêu cường.
Hiện nay, đa số giới truyền thông và hàn lâm thế giới cho rằng chỉ có Mỹ mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn để được coi là ‘siêu cường thực chất’.
Mỹ có lợi thế vượt trội so với các quốc gia khác về nguồn lực kinh tế, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị. GDP của Mỹ đứng thứ 1 thế giới, ngay cả sau khi trải qua suy thoái kinh tế toàn cầu đưa đất nước vào cuộc khủng hoảng thất nghiệp. Nước Mỹ đứng đầu thế giới trong việc nghiên cứu khoa học và đổi mới với 64% quỹ thu nhập đến từ khối tư nhân. Đây là quốc gia đầu tiên phát triển vũ khí hạt nhân và chi tiêu quân sự chiếm 39% toàn thế giới. Mỹ là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới và là có ảnh hưởng đáng kể nhất về mặt kinh tế, quân sự và chính sách đối ngoại.
Nhưng vị trí siêu cường quốc không phải là mãi mãi. Cùng điểm qua những nước có thể cạnh tranh vị trí số 1 hiện nay của Mỹ:
9. Brazil
Mặc dù không phải là một siêu cường quốc chính thức, Brazil có thể đạt được vị thế này trong một vài năm tới. Quốc gia Nam Mỹ này có một lực lượng quân đội hùng hậu và là quốc gia đầu tiên trong khu vực chấp nhập nữ giới trong quân đội, hải quân, không quân. Ngân sách quốc phòng của Brazil đứng thứ 13 trên thế giới.
Đất nước này cũng được xếp thứ 8 trên thế giới về nền kinh tế dựa trên GDP. Những cải thiện đáng kể về kinh tế cũng góp phần cải thiện các lĩnh vực khác của chính phủ như giáo dục, dịch vụ y tế, khoa học và công nghê, nghiên cứu. Quốc gia này cũng sở hữu một nửa diện tích rừng mưa nhiệt đới trên thế giới, điều này khiến cho Brazil là một nước có tự nhiên đa dạng nhất trên thế giới.
8. Pháp
Là một thành viên của G8, Pháp được xem là siêu cường quốc vì nền kinh tế đa dạng, lực lượng lao động có năng lực, quân đội tân tiến và sức ảnh hưởng chính trị trong các siêu cường trên thế giới như Mỹ, vốn là đồng minh của Pháp.
Pháp là quốc gia lớn nhất trong EU và là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 sau Đức. Đây cũng là một trong 7 cường quốc hạt nhân trên thế giới. Mặc dù nổi tiếng với những ngành công nghiệp như dệt may, du lịch và thời trang, Pháp cũng là quốc gia xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 3 trên thế giới.
7. Nam Phi
Nam Phi là quốc gia phát triển nhất ở Châu Phi. Chính trị ổn định khiến cho đất nước này trở thành một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư. Nam Phi tự hào bởi lực lượng lao động được đào tạo bài bản và là nền kinh tế lớn nhất trong châu lục với GDP đạt 467 tỷ đô la vào năm 2007.
Quốc gia này đã chuyển đổi từ nền kinh tế bị chi phối bởi khai thác sang nền kinh tế bao gồm xuất khẩu rượu, kim loại, trái cây và ngành sản xuất- dịch vụ mạnh. Nam Phi đã được giới thiệu chính thức vào nhòm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
6. Đức
Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU và là nước thành viên đông dân nhất. Quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về kinh tế tính theo GDP và là một trong các nước dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật. Đức là một trong các nhà xuất khẩu hàng đầu về dệt may và điện tử.
Đây là đất nước đóng nhiều nhất cho ngân sách EU và là nhà đóng góp lớn thứ 4 cho LHQ. Đức xếp thứ 9 về mặt chi tiêu cho quân sự trên thế giới, mặc dù đã có những kế hoạch cắt giảm quân nhân chuyên nghiệp và dự bị trong vài năm tới. Thành phần chính trong nền kinh tế Đức chính là lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật cao, chiếm tới 71% GDP.
5. Nhật Bản
Dù có diện tích khiêm tốn nhưng Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới tính theo GDP. Đất nước này cũng đứng thứ 4 về xuất khẩu và nhập khẩu. Nhật Bản cũng có một lực lượng quân đội ấn tượng, đứng thứ 5 trên thế giới về quy mô ngân sách quân sự.
Quốc gia này tự hào về tuổi thọ nữ giới cao nhất và cũng là nước có tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh thấp thứ 3 trên thế giới. Nhật Bản là một trong những nước xuất khẩu công nghệ tiên tiến điện tử và ô tô nhiều nhất trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật là Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây cũng là một trong số các quốc gia hàng đầu trong khu vực về khoa học và nghiên cứu, nghiên cứu khoa học và thám hiểm vũ trụ.
4. Anh
Không có gì nghi ngờ khi đây là một trong những nước có tầm ảnh hưởng chính trị lớn nhất trên thế giới, vương quốc Anh là một trong những thành viên chủ chốt của LHQ, NATO và nhóm các nước G8. Đây là quốc gia có ngân sách quân sự lớn thứ 4 trên thế giới, chiếm 2,6% tổng GDP.
Anh là nước có nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, với lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 73% GDP. Anh là nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới, và ngày nay là một trong những nước có lực lượng quân đội cao nhất, nền kinh tế là chính trị có ảnh hưởng trên thế giới.
3. Nga
Nga là nước có nền kinh tế đứng thứ 8 trên thế giới tính theo GDP. Đất nước này có nguồn khoáng sản, dầu khí dồi dào và là một trong những nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất trên thế giới. Nga cũng được công nhận là quốc gia có vũ khí năng lượng hạt nhân và là thành viên của LHQ, Hội đồng châu Âu, WTO và các tổ chức quốc tế khác.
Quốc gia này hiện có kho dự trữ hạt nhân lớn nhất thế giới và tự hào vì có lực lượng ném bom tinh nhuệ cạnh tranh với Mỹ. Đây là nước có chi tiêu quân sự lớn thứ 3 trên thế giới, mặc dù Nga sản xuất vũ khí chủ yếu ở trong nước. Gần đây, Nga đã đưa ra chiến dịch mới để hiện đại hóa trường học, cải thiện nền công nghiệp khoa học và công nghiệp nghiên cứu.
2. Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới với số dân vào khoảng 1,35 tỷ người. Đây cũng là nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, và hiện đang đứng thứ 2 tính theo GDP danh nghĩa, với sức mua tương đương. Trung Quốc được công nhận là quốc gia có vũ khí hạt nhân và có ngân sách quân sự lớn thứ 2 thế giới. Quốc gia này nhà nhà đầu tư hàng đầu trong việc thương mại hóa năng lượng tái tạo và nhà sản xuất công nghệ tái tạo hàng đầu.
1. Canada
Canada là nước có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 8 trên thế giới. Đây cũng là nước có chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống cao nhất và là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới. Canada đứng thứ 4 trên thế giới về chất lượng nghiên cứu khoa học và là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Chi tiêu quân sự của quốc gia này chiếm tới 24,5 tỷ đô la vào năm 2011.
Minh Trang
2014-01-31 05:32:33
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/9-quoc-gia-co-the-soan-ngoi-sieu-cuong-cua-my-a122626.html