ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kho vũ khí sáng tạo trong lòng đất Thăng Long
Thursday, January 30, 2014 20:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Xưa kia ở khu vực quanh hồ Ngọc Khánh (Giảng Võ- Hà Nội) là một lò võ lớn bậc nhất của cả nước. Người ta còn phát hiện ra hàng ngàn loại vũ khí và một diện tích nền rất lớn, chứng tỏ nơi này từng là một công trình kỳ vĩ của triều đình phong kiến.

Những phát hiện bất ngờ

Trong lịch sử phát triển của Thăng Long – Hà Nội, bên cạnh Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi đào tạo những nhân sỹ hàng đầu cho quốc gia còn có hai cái tên khác mà không mấy người dân Hà thành hiện nay để ý, đó là Võ Miếu và Y Miếu. Đây là ba nơi chuyên cung cấp những “người con ưu tú nhất” của dân tộc để phụng sự việc nước.

Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện nay, chẳng mấy người còn nhớ đến Võ Miếu và Y Miếu. Trong đó, chỉ có Y Miếu (với tên gọi khác là viện Thái y) còn được giữ lại ở vị trí khiêm tốn ở phường Văn Miếu, (quận Đống Đa, Hà Nội). Còn Võ Miếu, nơi huấn luyện quân sự của các chế độ phong kiến định đô ở Thăng Long nay đã không còn lại dấu vết gì.

Kho vũ khí sáng tạo trong lòng đất Thăng Long - Ảnh 1

Những vũ khí được phát hiện trong lòng hồ Ngọc Khánh.

Câu hỏi về lò võ của kinh thành Thăng Long xưa vẫn được các nhà nghiên cứu đặt ra, nhưng chưa có lời giải. Cho đến một ngày tháng 11/1960, người ta đã phát hiện ra những manh mối đầu tiên. Đó là thời điểm xây dựng trường trung cấp Giao thông đường sắt. Đội thợ của công trường xây dựng đã bất ngờ phát hiện một kho vũ khí cổ chưa rõ nguồn gốc ở ngay khu vực ngã ba Kim Mã-Cầu Giấy-La Thành. Xưa kia, vùng này thuộc thôn Ngọc Khánh, xã Giảng Võ, Ba Đình. Thời ấy, xung quanh hồ Giảng Võ là những ruộng rau muống chứ chưa có dân cư đông đúc và các nhà cao tầng san sát như hiện nay. Việc phát hiện này đã thu hút nhiều nhà khoa học, khảo cổ học và lịch sử quan tâm.

Khi tiến hành khảo cổ ở những ruộng rau muống và dưới lòng hồ Ngọc Khánh, các nhà khảo cổ học vô cùng choáng váng khi phát hiện cả kho vũ khí khổng lồ với 399 loại vũ khí khác nhau như: Giáo, kiếm, đinh ba; bên cạnh đó còn có lao, mũi tên, móc câu chum, chông cắm, đạn đá, chông củ ấu… Đặc biệt,  ở đó còn có súng lệnh bằng đồng. Đây là một trong những bộ di vật quý bậc nhất dưới lòng đất Thăng Long. Và đây cũng là lần đầu tiên, số lượng lớn vũ khí thời kỳ dân tộc độc lập tự chủ được tìm thấy. Theo GS.TS. Trịnh Sinh, (viện Khảo cổ học), kho vũ khí dưới lòng hồ Ngọc Khánh là một phát hiện chưa từng có trong lịch sử ngành khảo cổ và nó hứa hẹn sẽ mở ra nhiều bí mật khác về kinh thành Thăng Long xưa kia, hiện vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Chứng cứ về lò võ lớn nhất cả nước

Ngoài việc phát hiện lượng lớn vũ khí trong lòng đất ở khu vực bên hồ Ngọc Khánh, các nhà khoa học còn phát hiện nền của một kiến trúc quy mô khiến nhiều chuyên gia xác định, đây là một khu di tích lớn.

Kho vũ khí được xác định là một trường võ, tọa lạc trên các xã Kim Mã, Ngọc Khánh, Giảng Võ. Trong bản đồ thời Lê Hồng Đức năm 1490 có vẽ Giảng Võ điện (Giảng Võ đường). Đó là nơi luyện tập và đào tạo võ lớn nhất của nước ta hồi đó. Xét theo chính sử thì từ thời Lý Thái Tổ đã chú trọng binh bị. Đến thời Trần, qua ba lần đại phá quân Nguyên-Mông, nhà Trần đã trùng tu cũ, xây dựng mới và lập thêm một số võ đường. Đến thời nhà Lê, các võ đường còn được chú trọng và đầu tư hơn nữa. Giảng Võ đường được xây dựng mới với quy mô hoành tráng bậc nhất.

Khảo cổ ở khu vực quanh hồ Ngọc Khánh cho thấy, có một khu rộng 30m, dài 500m với nền móng rất kiên cố. GS. Trịnh Sinh cho biết: “Nền móng ở khu vực này được làm rất kiên cố. Cứ 10cm đất sét lại đến 10cm vật liệu sành sứ. Tám lớp nọ, tám lớp kia đan xen nhau dày hơn 1m. Theo tôi suy đoán, đó là trường tập trận của voi. Bởi có voi tham gia tập trận thì mới cần nền đất chặt đến như vậy. Từ thời Bà Trưng-Bà Triệu về sau, voi chiến luôn là vũ khí lợi hại của người Việt, khiến quân thù khiếp sợ. Các nhà khoa học còn thấy một  đầm đất bằng gỗ lim rất nặng. Điều đó cho thấy, trước đây, khu vực này thực sự là một công trình kỳ vĩ của triều đình. 

Bên cạnh cứ liệu ghi rõ trong bản đồ thời nhà Lê, trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, cũng có chép: “Tháng 10 năm Tân Sửu (1481) đào hồ Hải Trì. Hồ này đào ở góc Tây Nam thành Thăng Long, giữa hồ có điện Thúy Ngọc, bên cạnh hồ dựng điện Giảng Võ để luyện tập, điểm duyệt binh mã”. Theo một cứ liệu lịch sử khác, đến thời Nguyễn, vị trí Võ Miếu được xác định là ở phía Tây Nam kinh thành – đây là quãng giáp nhau giữa đường Điện Biên Phủ và Hoàng Diệu ngày nay. Năm 1882, khi thành Hà Nội thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu sau khi bái vọng về kinh thành Huế đã tuẫn tiết tại đây”.

Từ tất cả những cứ liệu trên đã khẳng định chắc chắn, tại vị trí hồ Giảng Võ xưa kia là một võ đường lớn được xây mới vào năm 1481 (trước đó, thời Lý, thời Trần đều có Giảng Võ đường), quanh năm sôi động tiếng gươm khua, trống đánh, quân reo, ngựa hí.  Và, đây cũng chính là địa điểm Võ Miếu trong bộ ba Văn Miếu, Y Miếu và Võ Miếu – ba nơi đào tạo nhân tài phục vụ đất nước.

Những sáng tạo trong nghệ thuật quân sự của người xưa

Cũng theo GS. Sinh, kho vũ khí cổ dưới lòng hồ Ngọc Khánh có xuất xứ từ thời Lê và so sánh với vũ khí của quân Minh, các loại vũ khí của ta ở thời điểm đó, dù thô sơ nhưng khả năng sát thương lại cao.

Khai quật tại khu vực hồ, các nhà khoa học phát hiện ra hàng ngàn viên đạn đá. Ngoài ra, còn có súng lệnh bằng đồng, giáo đồng, câu liêm, móc câu, chông, mác, kiếm. Dù thô sơ nhưng với những vũ khí này, thời đó quân dân ta đánh đâu thắng đấy.

Điều đặc biệt phải kể đến là súng lệnh – một loại súng dùng để phóng pháo hiệu chỉ huy quân đội Đại Việt. Do vậy, chỉ cần nhìn màu sắc pháo hiệu cháy phát ra mà đội quân của chúng ta biết nên tiến hay lùi trong lúc nguy cấp. Điều ngạc nhiên là súng này lại được tra thêm một cái cán dài bằng… gỗ lim.

Trong khi đó, giáo câu liêm lại được chế tạo cực kỳ đơn giản. Phần lưỡi giáo chỉ là một thanh sắt nhọn, phần câu liêm là một thanh sắt được uốn cong. Không bề thế, không đẹp đẽ, nhưng bộ sưu tập có một không hai này là những minh chứng sinh động cho nghệ thuật tư duy quân sự ở trình độ cao.

Những phát hiện này đã cho thấy, khả năng sáng tạo của nhân dân ta trong việc sáng tạo vũ khí giết giặc. Nói về những vũ khí này, đôi mắt vị giáo sư Trịnh Sinh ánh lên niềm tự hào: “Các cụ ta thời xưa phát minh ra nhiều điều kỳ diệu lắm. Ví như, vũ khí ba chạc có hình dáng, trọng lượng rất nhỏ gọn. Nhiều khả năng, ta đánh địch theo kiểu “dụ” chúng đến gần, dùng ba chạc móc vào chân kẻ thù, rồi hất chúng ngã ngựa. Cách đánh như vậy rõ ràng không tốn công sức, nhưng lại rất hiệu quả.

Cùng với bộ sưu tập vũ khí, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những mảnh vỡ từ xác những con thuyền đắm. Trên những mảnh vỡ đó, có dấu vết của những chiếc đinh cắm vào…”. Tuy nhiên, điều làm vị giáo sư bất ngờ nhất lại là việc tìm thấy những hũ gạo nuôi quân thời Lê sơ…

Là một nhà nghiên cứu sử học lâu năm, giáo sư sử học Lê Văn Lan khẳng định: “Tại khu vực hồ Ngọc Khánh, rất nhiều di vật về vũ khí, quân dụng của thành Thăng Long xưa được khai quật, chứng tỏ nơi đây, xưa kia có thể là một kho quân dụng lớn”. 

Bảo Ngọc

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.