ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngày xuân luận bí quyết trường thọ của tiền nhân
Friday, January 31, 2014 2:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tuổi thọ của con người hiện đại tăng lên không ngừng, tuy nhiên so với tiền nhân vẫn có những trường hợp đặc biệt mà chủ yếu nhờ thuật dưỡng sinh. Ngày xuân cùng khám phá bí mật của người xưa để rút ra bài học bổ ích cho mình.

 Những bài học sống thọ của Hán Vũ Đế từ Khổng Tử

Vào thời Tây Hán (206 TCN-25) bên Trung Hoa, có tất cả 14 ông vủa thay nhau trị vì, với tuổi thọ bình quân chưa tới 38, nhưng riêng Hán Vũ Đế sống tới gần 80 tuổi. Được như thế là nhờ sự gợi ý của nhà văn Tư Mã Tương Như, Hán Vũ Đế đã học theo Khổng Tử về thuật dưỡng sinh để sống thọ.

Đầu tiên, Hán Vũ Đế tuân theo bài học ‘Ngũ bất tọa ngọa’, tức không ngồi, không nằm ở 5 nơi cấm kỵ, cụ thể:  ở nơi cửa gió lùa, huyệt mộ, nơi ẩm ướt, chỗ xú uế hôi thối và nơi nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Ngày xuân luận bí quyết trường thọ của tiền nhân - Ảnh 1

Đồng thời Hán Vũ Đế cũng thực hiện theo chỉ dẫn về ẩm thực của Khổng Tử với 9 nguyên tắc không được ăn: lương thực hư nát, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thịt cá có biểu hiện ươn thối, thực phẩm có màu sắc bất thường, món ăn có mùi vị khó ngửi, thức ăn chưa được nấu chính đúng, chuẩn mực, thịt cắt không đúng cách, thức ăn có đồ gia vị không phù hợp và không ăn trước giờ ăn định sẵn hàng ngày.

Ngoài ra, Hán Vũ Đế cũng tuân thủ chặt chẽ về giấc ngủ theo chỉ dẫn của Khổng Tử, tránh tư thế được gọi là ‘tẩm bất thi’, tức nằm như xác chết: không nằm ngửa và thẳng 2 chân như thi thể mà phải nằm nghiêng, hơi co đầu gối. Bên cạnh đó, nhà vua còn thực hiện đúng phép ‘ngũ bất thụy’, tức 5 điều cấm kỵ khi ngủ: không quay đầu về hướng Bắc, không ngủ nơi lộ thiên, không để gió thổi vào đầu, không để đèn quá sáng và không để chân lạnh.

Phong Quân Đạt chỉ dẫn Tào Tháo ‘tứ giảm’

Ai mê truyện Tàu thời Tam Quốc cũng biết đến Tào Tháo (155-220), một gian hùng lừng danh. Thế nhưng khác với nhân vật tiểu thuyết, ngoài đời thực Tào Tháo là người anh hùng được tôn trọng. Ông là nhà chính trị, quân sự, nhà thơ tài ba và suốt đời chinh chiến trên lưng ngựa nên ông rất xem trọng thuật dưỡng sinh để giữ gìn thể trạng nhằm thích ứng trong mọi điều kiện chiến trường khốc liệt.

Trong một lần chỉ huy đại quân đi ngang vùng Thiểm Tây, Tào Tháo nghe tin có vị ẩn sĩ ở đây sống trên 100 tuổi, ông liền cho dừng ngựa và tìm đến. Ẩn sĩ đó là nhà dưỡng sinh học Phong Quân Đạt, tinh thông đạo học Lão Trang lại giỏi y thuật, thường cưỡi con thanh ngưu lang thang khắp thiên hạ để chữa bệnh cứu người, nên được gọi là Thanh Ngưu đạo sĩ.

Nhận thấy tướng quân Tào Tháo tìm đến nghiêng mình thực lòng xin học thuật dưỡng sinh, Phong Quân Đạt nói ngắn gọn: “Thể dục thường lao, thực dục thường thiểu, giảm tư lự, tổn hỉ nộ, thận phòng sự”.

Câu nói ấy có nghĩa là gì? “Thể dục thường lao” là phải thường xuyên vận động cơ thể bằng công việc hoặc tập thể dục đều đặn để lưu thông kinh mạch, nội lực tự sinh, tà khí bên ngoài không thâm nhập được vào cơ thể, thải mọi chất ứ thừa….

“Thực dục thường thiểu” là chỉ ăn uống khi có nhu cầu, không ăn quá no nhằm bảo vệ khí trong dạ dày. “Giảm tư lự” là hãy bớt âu lo muộn phiền để tránh lão hóa. “Tổn hỉ nộ” là không nên vui quá trớn, giận hờn quá độ vì nóng giận quá làm hại âm, vui sướng quá sẽ hại dương. Cuối cùng “thận phòng sự” tức là không được hao tinh khí quá nhiều trong sinh hoạt phòng the.

Từ những hiệu quả về sức khỏe thu được, Tào Tháo đã rút ra kinh nghiệm sống nói rằng: “Rùa sống lâu nhưng không thoát khỏi cái chết. Tuấn mã rồi cũng có lúc sợ ngàn dặm. Anh hùng dù tuổi cao nhưng tráng chí vẫn lên chính tầng mây. Sinh mệnh ngắn hay dài hoàn toàn không phải chỉ do thiên định”.

Và cũng nhờ thuật dưỡng sinh, dù nằm gai nếm mật trên thao trường, Tào Tháo đã sống đến 66 tuổi, một cái tuổi được xem là thượng thọ thời cổ đại.

4 ‘thần dược’ không cần dược liệu của thi hào Tô Đông Pha

Là một bậc thi hào thời Bắc Tống, Tô Đông Pha (1036-1101) được mệnh danh là ‘Đường Tông bát đại gia”, đồng thời là “Tống từ gia” kiệt xuất về thi pháp. Ông cũng là nhà ẩm thực nổi tiếng đã đề xướng ‘Tứ vị dưỡng sinh pháp” được xem là thuật dưỡng sinh rất hữu hiệu được người cùng thời áp dụng rộng rãi và truyền tụng lâu dài về sau.

Ngày xuân luận bí quyết trường thọ của tiền nhân - Ảnh 3

‘Tứ vị” tức là 4 loại ‘thuốc’ quý nhưng không cần dùng đến dược liệu. Đầu tiên là ‘Vô sự dĩ đương quý’: người qua tuổi trung niên không nên nhiều quá vướng bận chuyện lo âu, buồn phiền để khỏi lao tâm lao lực mà phải sống thanh bần, vô vi, không đua tranh vào vòng danh lợi.

Lão Tử cho rằng, người nào thắng được chính mình thì đó là kẻ mạnh, còn Tô Đông Pha nhấn mạnh “thân tâm an nhiên” là phương thuốc thần diệu số một giúp cơ thể cường tráng.

Thứ hai là ‘Tảo tẩm dĩ đương quý’: người lớn tuổi không nên thức khuya làm việc nhiều bào ban đêm; đồng thời không nên ăn cơm chiều quá muộn, nên tranh thủ nghỉ ngơi, đi ngủ sớm.

Thứ ba là “An bộ dĩ đương xa”: phải thường xuyên vận động bằng cách đi bộ để lưu thông khí huyết. Nhưng đi bộ như thế nào cho tốt nhất thì theo Tô Đông Pha: “Bước đi thoải mái tự nhiên là sự kết hợp động – tĩnh hoàn hảo, giúp cơ thể hoạt động đều khắp, mạnh khỏe”.

Phương pháp cuối cùng là ‘Vãn thực dĩ đương nhục’, tức là khi đói mới ăn và không nên ăn quá no. Đồng thời thứ quý nhất không phải sơn hào hải vị mà chính là cơm gạo, rau quả đạm bạc ta gặp thường ngày.

Hoàng Thủy

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.