>>> 5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người
Nghiên cứu mới đây của các nhà khảo cổ học thuộc ĐH Oxford chỉ ra, địa điểm chứa di cốt của hàng ngàn trẻ em ở Carthage (Tunisia) không phải là chốn an nghỉ của trẻ sơ sinh và những bào thai không may qua đời sớm mà là nơi hiến tế trẻ em thời xưa.
Thành bang Carthage được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 TCN khi Nữ hoàng Dido rời Phoenicia (nằm trên bờ Đông của Địa Trung Hải) đến khu vực Tunis thuộc Tunisia ngày nay. Đế chế này trở thành trung tâm quyền lực của thế giới cổ và từng tiến hành một số trận chiến chống lại đội quân La Mã hùng mạnh.
Các nhà khảo cổ học bắt đầu khai quật nền văn cổ từ cách đây một thế kỷ, và họ tìm thấy bình đựng di cốt hỏa táng của hàng ngàn em bé tại khu nghĩa địa gọi là Tophet – nơi được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 700 – 300 TCN. Vào thời kỳ đỉnh điểm, Tophet phát triển rộng hơn một sân bóng và có chín tầng chôn cất.
Dựa vào thông tin lịch sử, các nhà khoa học tin rằng, người Carthage hiến tế trẻ em tại Tophet trước khi chôn chúng ở đó. Kinh thánh mô tả lễ hiến tế trẻ em lên thần Baal vốn được tôn thờ trong nền văn minh Carthage, các linh mục cắt cổ họng những em bé rồi ném chúng vào hố lửa.
Hàng ngàn bình đựng di cốt hỏa táng của em bé được phát hiện ở Tunisia
Lý giải cho việc làm này, các nhà khảo cổ cho biết, chính những cha/mẹ của đứa trẻ sơ sinh vài tháng tuổi đã tự nguyện hiến dâng đứa con lên các vị thánh thần với mong ước, thần nghe thấy lời thỉnh cầu và ban phước lành cho gia đình. Hành động hiến tế này của các bậc cha mẹ như để chứng tỏ lòng tôn kính với tôn giáo sâu sắc của mình.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học vẫn đang cố gắng tìm thêm nhiều bằng chứng hơn về hành động hiến tế lạ kỳ này của người thời xưa.
2014-02-02 17:32:13