ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Báo Cáo Của Bộ Ngoại Giao Mỹ Làm Nổi Bật Nạn Ngược Đãi Ở Trung Quốc
Monday, March 3, 2014 19:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


U.S. Secretary of State John Kerry speaks upon the release of the annual Human Rights Report Feb. 27, at the State Department in Washington, D.C. It is one of the occasions when the United States puts China's human rights under the spotlight. (Alex Wong/Getty Images)

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại buổi công bố Báo cáo Nhân Quyền hằng năm tại Bộ Ngoại Giao, ngày 27 tháng Hai. Đây là một trong những dịp Mỹ nêu vấn đề nhân quyền của Trung Quốc làm tiêu điểm (ảnh : Alex Wong/Getty)

Trong quan hệ của mình với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chính phủ Mỹ luôn cố gắng nhấn mạnh sự hợp tác, và trong những cách mà cả hai nước có lợi ích chung. Tuy nhiên, vào mỗi năm, sự khác biệt nổi bật giữa hai quốc gia trở nên rất rõ, với sự công bố bản báo cáo nhân quyền các nước của Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Các báo cáo được công bố một lần và bao quát gần 200 quốc gia, gồm cả Canada, Đức và Thụy Sĩ. Nhưng những đối tượng chính gây ra ngược đãi như Trung Quốc và những chế độ độc tài khác luôn có nhiều hành động nói đến nhất và thu hút nhiều sự chú ý nhất.

“Giống như những năm trước, người dân không có quyền thay đổi chính phủ của họ và các công dân có các hình thức rất hạn chế để chống lại tình trạng quan chức lạm dụng quyền hành”, báo cáo cho biết.

Rồi nó liệt kê một số hình thức ngược đãi mà công dân Trung Quốc phải chịu dưới chế độ cộng sản: “giết người không qua xét xử…làm mất tích và giam giữ không cho liên lạc…tra tấn và cưỡng ép tù nhân thú tội; giam giữ và quấy rối luật sư, nhà báo, nhà văn, blogger, người bất đồng chính kiến, người đi khiếu nại và những người tìm cách thực hiện các quyền của mình dưới pháp luật một cách hòa bình; thiếu nguyên tắc xét xử công bằng trong các vụ kiện pháp lý; kiểm soát chính trị đối với tòa án và thẩm phán”, và những vụ việc khác.

Bản báo cáo về Trung Quốc dài hơn 50,000 từ, đã chia nhỏ những hành vi ngược đãi thành nhiều mục: Tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật, làm mất tích, từ chối các phiên tòa xét xử công khai, can thiệp vào đời tư, gia đình, nhà cửa hay thư tín một cách tùy tiện; tra tấn và “các hình thức đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay hèn hạ”.

Báo cáo giải thích thêm về các trường hợp cụ thể được tiết lộ trong năm qua, bao gồm vụ một người đi khiếu nại bị cảnh sát đánh chết; một nhà hoạt động bị đưa vào một trung tâm cải tạo lao động cưỡng bức trong hai năm do người này yêu cầu các quan chức cộng sản tiết lộ tài sản của họ; và một người bất đồng chính kiến bị tống vào tù sau khi bị trải qua một phiên tòa chiếu lệ.

‘Ghế hổ’, ‘Giường chết’

Những người phát ngôn của Đảng cộng sản Trung Quốc nói rằng Trung Quốc là một đất nước được cai trị bằng luật pháp, rằng những người bị trừng phạt là do vi phạm nó, và Trung Quốc tuân theo các hiệp định nhân quyền quốc tế.

Do đó vụ việc của Tào Thuận Lợi (Cao Shunli) trở nên có phần mỉa mai khi xem xét lại những lời tuyên bố trên.

Tào bị cảnh sát bắt vào tháng 9 năm 2013 tại sân bay Bắc Kinh khi cô đang cố gắng lên một chuyến bay đến Geneva, Thụy Sĩ để tham dự một khóa huấn luyện trước khi Cơ Chế Rà Soát Định Kỳ của Trung Quốc tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra.

Gia đình của cô không được thông báo về những gì xảy ra đối với cô. Năm tháng sau, chính quyền xác nhận rằng cô bị giam giữ vì cáo buộc “tụ tập bất hợp pháp”.

Sau khi bị giam giữ, cô bị từ chối cho điều trị y tế. Trung tâm giam giữ thậm chí còn lấy cả thuốc của cô. Chứng rối loạn chức năng gan của cô, thức ăn và những điều kiện tồi tệ ở trung tâm giam giữ đã tàn phá sức khỏe của cô. Đến tháng 11, hai tháng sau khi bị giam giữ, cô bị mắc bệnh lao ở cả hai phổi, có dịch tích lại trong gan của cô và có các khối u tử cung.

Hiện cô được báo cáo là đang ở trong tình trạng nguy kịch ở một bệnh viện tại Bắc Kinh. Luật sư của cô nói rằng cô bị “hôn mê và đang dùng máy thở”.

Báo có cho biết rằng từ năm 1998 đến 2010, hơn 40,000 người bị đưa vào các viện tâm thần công cộng có kiểm soát an ninh, một cách thỉnh thoảng được dùng để trừng trị những người bất đồng ý kiến.

Bằng Lan Lam (Peng Lanlan), một nhà hoạt động ở Bắc Kinh, người đòi hòi các thông tin về “Kế Hoạch Hành Động Nhân Quyền Quốc Gia” của chính phủ , đã bị tra tấn bằng cách trói vào một cái “ghế hổ”

Ghế hổ là một cái ghế băng sắt dài, nhỏ, cao hơn một foot (30.5cm) so với mặt đất. Nạn nhân bị ép phải ngồi thẳng với hai tay bị trói sau lưng và đầu gối bị trói vào chiếc ghế. Những viên gạch được đặt dưới chân nạn nhân, làm cho đầu gối bị cong lên một cách bất tự nhiên, gây ra cơn đau không thể chịu đựng nổi mà có thể làm gãy xương.

Các quan chức an ninh Trung Quốc, những người hoạt động phần lớn ngoài vòng pháp luật, đã phát minh ra hàng chục kỹ thuật tra tấn như thế này để dành cho những người mà Đảng cộng sản coi là kẻ thù của nhà nước. Ngoài ghế hổ, còn có “giường chết”, hay “nướng cả con cừu”, nghĩa là dùng roi điện để giật nạn nhân cho đến khi da của họ bị bỏng và phồng rộp.

Pháp Luân Công, Hồng Kông

Các biện pháp tra tấn này được tường thuật là thường bị sử dụng để chống lại các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị chính phủ Trung Quốc đàn áp, xuất hiện trong báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ về Trung Quốc.

Cuộc vận động chống lại Pháp Luân Công hiện đã kéo dài đến 14 năm ở Trung Quốc, nhưng vào năm nay, Bộ ngoại giao Mỹ đã lưu ý đến một số nỗ lực chống phá cộng đồng Pháp Luân Công ở nước ngoài. Một nhóm bình phong thân Đảng được thành lập ở Hồng Kông để quấy rối các học viên, và những người đứng lên bảo vệ họ phát hiện rằng mình đã bị dựng chuyện và tấn công.

Bộ ngoại giao Mỹ lưu ý rằng cơ quan nhập cư ở Hồng Kông đã từ chối cấp visa cho các cá nhân bị chính phủ Trung Quốc ghét mà không đưa ra lời giải thích. Báo cáo lưu ý rằng nhiều người ở Hồng Kông nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc đang cố gắng mở rộng sự ngược đãi của mình ở đây.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.