Cầm đồ với lãi suất lên đến trên 200% xuất hiện nhan nhản ở khắp các ngõ ngách từ thành phố đến nông thôn. Nhanh, tiền tươi, không rườm rà về thủ tục là những gì cầm đồ mang lại.
Từ mấy chị buôn bán nhỏ lẻ ngoài chợ, anh sinh viên đến giám đốc của các công ty đều có thể tham gia vào chuỗi khách hàng của cầm đồ. Thế nhưng cũng lắm những câu chuyện buồn của ông (bà) chủ tiệm khi họ trót nhúng chân vào thế giới cầm đồ.
Để hiểu thêm, tôi đã có cuộc trò chuyện với H. và K., những dân anh chị cũng có số má trong nghề cầm đồ ở Hà Nội hiện đang quản lý một “tổng to” mạng lưới cam do oto thu tuc nhanh chong và cho vay. Cả H. và K. đều sinh ra trong gia đình khá giả và nề nếp, bố mẹ đều là cán bộ nghỉ hưu. Trước khi làm nghề này, H. từng là cảnh sát cơ động còn K. đi học đại học bên Singapore.
H. và K. cũng như bao “Tổng” khác, vỏ bọc của H. và K. là một cửa hàng cầm đồ, nhưng đằng sau cửa hàng cầm đồ đó là một mạng lưới làm tín dụng với đủ các hình thức: Bóng đá, lô đề, hụi họ… Trong đường dây của H. và K. thì K. là người đứng đầu, H. quản lý, còn ở “dưới” có khoảng 6 “cu em” chuyên đi thu tiền và đòi nợ. Công việc cũng được chia ra rất cụ thể.
K. chịu trách nhiệm gây dựng số má, móc nối, phát triển các “đại lý cầm đồ oto”, hoặc trực tiếp kiếm những người chơi và người có nhu cầu vay… Từ các cửa hiệu cầm đồ, tiền được bơm ra cho khách hàng có nhu cầu. Các cửa hiệu của H. và K. nhận cầm “tất tần tật” những gì… ra tiền, từ thẻ sinh viên, chứng minh thư đến cả ô tô xe máy, giấy tờ nhà đất…
Công việc của H. là quản lý sổ sách, thu chi hàng ngày, nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng khi xem trực tiếp H. làm sổ sách mới thấy, một ngày các đầu mục thu, chi có khi tiệm cầm đồ oto với giá trị lên đến hàng tỷ đồng và yêu cầu không được sai đến hàng nghìn. Những anh em khác chịu trách nhiệm thu bảng, thu tiền họ, đòi nợ… thường sẽ theo giờ quy định.
Và những rủi ro của… cầm đồ
Làm nghề nào cũng giống nhau thôi, nghề nào cũng có tai nạn, trong cái nghề này thì tai nạn thường là những vụ khách hàng nợ mà không có khả năng thanh toán. H. kể cho tôi một vụ mà H. trực tiếp cùng anh em đi đòi nợ một “khách hàng”của tiệm cầm đồ. “Hôm đấy tôi cùng 5 anh em xuống nhà một con nợ ở Vĩnh Tuy để đòi 100 triệu đồng tiền nợ. Trước khi đi tôi gọi điện thoại xem khách hàng đang ở đâu.
Khi thấy con nợ vẫn nghe máy và nói đang ở nhà, cả đám cười với nhau vì khách vẫn còn “chuẩn”, chưa trốn. Nhưng khi đến nhà, cả đám tý ngã ngửa vì thấy trong nhà ngoài cái giường ngủ chỉ có thêm… 3 cái quan tài để sẵn ở giữa nhà. Sau một hồi làm “nghiệp vụ”, H. chán hẳn khi biết không thể đòi được nợ vì giấy tờ nhà nó cũng “cầm” rồi, cái gì cần bán nó cũng bán hết rồi. “Giờ có “xử” nó cũng không giải quyết vấn đề gì, mà nó cũng xác định “tư tưởng” sẵn khi ở nhà đợi bọn tôi.
Nó nói với tôi cho xin khất, khi nào có sẽ trả, còn bây giờ nó không còn gì nữa, còn thế nào thì tùy các anh, H. cười chua chát rồi kể tiếp: Chưa cần tôi trả lời, nó quay sang nói với vợ: “Em xem còn bao nhiêu tiền, ra mua mấy món với chai rượu về để mời các anh một bữa cuối rồi cả nhà mình “đi”, nghe đến đây, tôi bảo anh em thôi về cho đỡ mất thời gian”.
“Nhiều vụ mất tiền còn đỡ, nhưng ngại nhất là phải xử để lấy “số” không khách nó nhờn”, H. nói. Gặp những khách “chẳng còn gì để mất” là khoai nhất vì đòi thì không được (làm gì có mà trả) về thì mất mặt với anh em và các “băng” khác. Với những khách này thì H. chỉ còn có nước xử để lấy “số” mà thôi. Cách xử thì cũng năm bảy đường từ chửi bới, đến đánh đập, hù dọa và cả cứa vài nhát để “thấy máu”.
Cũng chính vì lấy số mà thông thường tiền đi đòi nợ được (đòi khách nợ trực tiếp, hoặc đòi nợ thuê) anh em đi “làm” sẽ được hưởng gần hết. Vì số tiền đó, một là xác định đã mất, hai là để anh em lo cho gia đình nếu nhỡ có dính dáng đến pháp luật. Đây cũng chính là “luật ngầm” của giới cầm đồ.
Khi được hỏi về dự định sau này, H. tâm sự: “Tôi nói thật, cứ như ông hóa lại hay, người Nhà nước, hơi ít tiền nhưng chẳng phải lo nghĩ gì, mà bố mẹ lại mát mặt. Còn tôi thì tự do quen rồi, gò bó không chịu được, thôi thì làm được đến lúc nào thì làm vì chẳng biết đi tù lúc nào.
K. bây giờ, cũng đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang mấy cái nhà hàng với quán karaoke và có thể vài năm nữa sẽ rút ra không làm nghề này nữa vì cái nghề này nó cũng “bạc” lắm, nghỉ sớm lúc nào thì để lại thêm được chút “phúc đức” cho đời con sau này”.