New York Times là một trong những thời báo nước ngoài thực sự hiếm hoi được gỡ cấm tại Trung Quốc.
Tại sao?
<iframe width=”560″ height=”315″ src=”//www.youtube.com/embed/CAPRNQVeMQ0?list=PLqN5jIM7iS9ILs4uMeEGEzudXAzKrRpl3″ frameborder=”0″ allowfullscreen></iframe>
Thời báo này từng bị chỉ trích khi che dấu tội ác diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức. Suốt Thế Chiến 2, trong hơn 24.000 bài viết trên trang nhất, New York Times chỉ đưa tin về nạn thảm sát có 26 lần, và cũng chỉ có 6 bài báo nhắc tới những nạn nhân chính là người Do Thái. Giờ đây khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện hành vi diệt chủng đối với Pháp Luân Công, New York Times một lần nữa không chỉ phớt lờ mà còn tiếp tay cho nó.
Tính từ năm 2001, tin tức về Pháp Luân Công bị cắt giảm đột ngột. Kể từ khi cuộc đàn áp diễn ra năm 1999, sau 10 năm, chỉ có 164 bài báo về Pháp Luân Công. Hầu hết là trong 2 năm đầu. Vấn đề không chỉ nằm ở số lượng. Giọng điệu của New York Times còn đột ngột quay ngắt 180 độ kể từ sau 2001.
Trước 2001, Pháp Luân Công được miêu tả là một môn thiền định ôn hòa có nguồn gốc từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nền văn hóa mà New York Times từng đề cập tới như là một nạn nhân của thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa những năm 50, 60. Thế nhưng sau 2001, học viên Pháp Luân Công bỗng chốc trở thành những kẻ xấu. Một phần ba trong tổng số các bài viết của New York Times lại đột nhiên mô tả Pháp Luân Công là một tà giáo theo tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thậm chí họ còn lèo lái rằng môn phái này chưa từng bị đàn áp.
Năm 2005, nhà báo Jim Yardley của tờ Times có viết, Pháp Luân Công đang tiến hành một chiến dịch nhằm công khai các cáo buộc về tình trạng ngược đãi tại Trung Quốc. Các cáo buộc mà chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận. Hiện chúng ta không thể chứng minh hay bác bỏ những cáo buộc này. 1 năm sau, bằng chứng về việc mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công được công khai. Cứ theo như lời lẽ của tờ Times, thì người bị hại phải tự đi mà tìm chứng cứ. Cũng may là họ đã tìm được.
Thế rồi Times lại tự mâu thuẫn với chính bản thân mình. Cũng trong năm 1999, trước khi cuộc đàn áp diễn ra, tờ Times đã dẫn lời của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng hiện đang có 70 triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Thế nhưng năm 2001, Craig Smith lại viết rằng đây là con số mà các học viên Pháp Luân Công bịa đặt ra, và còn cho biết, theo khảo sát kỹ lưỡng, số lượng học viên tại Trung quốc không thể nào quá vài triệu. Nực cười ở chỗ, khi đăng bài cho Tạp chí Phố Wall, ông ta đã từng viết: Các viên chức chính phủ Trung Quốc ước tính đã có hơn 60 triệu người theo tập. Giờ ông ta lại còn viết, học viên Pháp Luân Công chết chủ yếu là do xung đột với cảnh sát và cai ngục.
Vậy thì không biết những hình ảnh này là sao đây.
Quả là một bước ngoặt lạ lùng từ sau năm 2001. Chuyện gì đã xảy ra? Có một điểm khá thú vị! Đó là bước ngoặt này lại trùng khớp với một cuộc phỏng vấn riêng tư giữa New York Times và chủ tịch Trung Quốc bấy giờ – Giang Trạch Dân, kẻ chủ mưu đàn áp Pháp Luân Công. Ngay sau buổi phỏng vấn, tờ Times đột nhiên được gỡ cấm, và trở thành một trang tin quốc tế hiếm hoi được hoạt động tại Trung Quốc từ đó đến nay.
Quả là thú vị! Chẳng biết tờ Times có thu phí ở Trung Quốc không, chứ người dân thì đã trả giá rồi.