Hiện Alibaba là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn, họ muốn là gì trong tương lai.
Hôm nay Alibaba đã nộp hồ sơ cho đợt phát hành trái phiếu IPO có thể lớn nhất lịch sử Mỹ. Để hiểu được công ty này sẽ phát triển thế nào, đây là ba điều cần biết về tham vọng của họ.
Thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ
Các công ty công nghệ của nhiều nước bắt buộc phải nghĩ tới thị trường toàn cầu từ ngày khởi đầu vì thị trường trong nước của họ quá nhỏ. Đó không phải là vấn đề với Alibaba đang nằm ở nước có dân số Internet lớn nhất hành tinh: 618 triệu người. Hãy so với số người mua hàng trên mạng năm 2013: 302 triệu theo Trung tâm thông tin mạng lưới Internet Trung Quốc CINIC. Con số này cho thấy một thị trường tương đối là chưa khai thác hết, theo hồ sơ lưu ký của công ty cho đợt IPO ở Mỹ.
Công ty cũng nhận xét về “hệ thống hạ tầng cơ sở bán lẻ chưa phát triển, số lượng sản phẩm giới hạn, và chất lượng sản phẩm không ổn định”, đặc biệt là ở nhiều thành phố nhỏ và vùng nông thôn. Điều này khiến người tiêu dùng ở các khu vực đó ưa chuộng mua sắm trên mạng và trên điện thoại di động hơn là các kênh bán lẻ truyền thống. Và khối người bán cũng đang tham gia vào mặt này. Liu Yuguo, người dân ở vùng que Qinghe, đã có thể mua được xe Mercedes Benz sau khi thu được hơn 1,6 triệu USD trong hai năm nhờ bán khoai trên trang web của Alibaba. Điều đó đã kích thích nhiều người khác trong làng tham gia vào thương mại điện tử.
Nhưng mặt trái của nó phụ thuộc vào bản thân Trung Quốc: nếu tăng trưởng kinh tế nước này tiếp tục giảm tốc, hãy coi chừng.
Phiên bản dịch vụ nước ngoài ở Trung Quốc
Alibaba được gọi là “Amazon của Trung Quốc” và nếu bạn so thông điệp sứ mệnh của hai tập đoàn này thì chúng nói giống nhau. Nhưng Alibaba, vừa là tập đoàn mua sắm trực tuyến lại vừa có mảng kinh doanh tài nguyên điện toán tương tự như Dịch vụ Web của Amazon, có tầm trải rộng hơn. Mảng Taobao Marketplace của họ là một trang bán lẻ và đấu giá khổng lồ giống như eBay. Alibaba đang cố mua lại cổ phần trong dịch vụ con Alipay của họ, là hệ thống thanh toán trực tuyến giống như Paypal. Công ty thậm chí còn có hệ điều hành di động riêng của mình.
Kết luận: Thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác.
Alibaba sở hữu 48% công ty vận tải là Hệ thống Logistic Thông minh Trung Quốc CSLN nhằm vào việc chuyển hàng 24 giờ trong nội địa Trung Quốc thập kỷ tới. Công ty này đề cao khả năng logistics của mình bằng kỷ lục thực hiện 156 triệu chuyến hàng trong ngày khuyến mại Ngày Độc Thân 2013 so với mức trung bình 13,7 triệu gói hàng/ngày. Các đầu tư khác của Alibaba có ứng dụng nhắn tin Tangome và dịch vụ chia sẻ chuyến xe Lyft.
“Họ đang cố gắng xây dựng một hệ sinh thái bao quanh mình” với tất cả các kiểu đầu tư đó, theo ông Victor Koo, CEO của Youku Tudou, mạng video trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Tháng trước Alibaba và hãng Yunfeng Capital của nhà sáng lập Jack Ma đã đồng ý bỏ 1,2 tỉ USD mua cổ phần Youku.
Nhưng tương tự như ở Mỹ, trở thành khổng lồ ở Trung Quốc cũng có rủi ro của nó. Alibaba có thể trở thành đích ngắm của các cáo buộc chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Chúng có thể dẫn tới các khoản phạt hoặc giới hạn, theo hồ sơ lưu ký của tập đoàn.
Không liều không thắng
Không thiếu gì yếu tố liều lĩnh trong việc đăng ký IPO của Alibaba. Trong số đó là khả năng không tiến triển cùng khối người dùng di động, hay các quy định mới của chính phủ về dịch vụ xử lý thanh toán Alipay, hoặc việc dùng sai và tiết lộ khối thông tin hành vi khách hàng và giao dịch hiện đang được họ tích trữ. (Mặc dù công ty bị tấn công máy tính nhiều lần, Alibaba nói chưa có lần nào gây ra thiệt hại vật chất.)
Nếu căn cứ vào các lời bình luận của CEO Alibaba, tập đoàn này đủ tham vọng để mở ra một chương mới.
“Tôi rất hào hứng mỗi khi gặp trở ngại,’ theo Jonathan Lu nói trong phỏng vấn 2013 về việc làm đầu tiên của ông sau khi ra trường: bàn đón khách ở khách sạn chuỗi Holiday Inn.
Hãy chuẩn bị tinh thần cho cuộc phiêu lưu sắp tới.