ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tình hình Biển Đông: Thắng lợi bước đầu của Việt Nam
Wednesday, May 21, 2014 5:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mặc dù Trung Quốc còn “gan lỳ” trên biển nhưng Việt Nam đã giành được những thắng lợi bước đầu.

Trên mặt trận ngoại giao

Có thể nói hai tuần qua Trung Quốc đã phải hứng chịu những búa rìu dư luận rất mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế sau hành động đưa giàn khoan vào đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhiều nước lớn trên thế giới đều đã lên tiếng ở các mức độ khác nhau.

Nước Mỹ phản ứng mạnh mẽ nhất và cũng hệ thống nhất. Ban đầu là người phát ngôn ngoại giao rồi đến Trợ lý Ngoại trưởng. Sau đó là trực tiếp Ngoại trưởng Mỹ gọi hành động của Trung Quốc là khiêu khích. Sau Ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn Nhà trắng cũng đã có phát ngôn bày tỏ lo ngại về vụ việc. Mới đây nhất, trên website của Nhà trắng đã cho đăng một bản kiến nghị trừng phạt Trung Quốc. Bản kiến nghị này đã có hơn 7.000 chữ ký và nếu nó đạt được 100.000 chữ ký thì nó sẽ được chuyển cho những người làm chính sách của Mỹ. Đây có lẽ là một hành động để mở đường cho một chính sách cụ thể của Mỹ về tình hình Biển Đông.

Giới làm chính sách của Mỹ cũng đã rục rịch kêu gọi nước này phải có hành động thực tế hơn chứ không chỉ là phát ngôn. Theo TTXVN, trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ hôm 20/5, vấn đề căng thẳng ở Biển Đông đã chiếm phần lớn thời lượng.

Nhiều Nghị sĩ đặt vấn đề về việc Mỹ phải có một hành động cụ thể nào đó. Một số khác đặt câu hỏi lưu ý Chính phủ Mỹ cần hành động ngăn chặn Trung Quốc để tránh những vụ giàn khoan có thể xảy ra với đồng minh của Mỹ như Nhật, Philippines.

Ngoài Mỹ, cộng đồng EU cũng đã lên tiếng chính thức bày tỏ lo ngại về sự căng thẳng ở Biển Đông. Các nước Pháp, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh bằng nhiều con đường ngoại giao đều đã chuyển đến Trung Quốc những thông điệp ở các mức độ khác nhau. Cơ bản các nước này đều bày tỏ lo ngại về tình hình và kêu gọi các bên đàm phán hòa bình để giải quyết.

Tình hình Biển Đông: Thắng lợi bước đầu của Việt Nam - Ảnh 1

Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á.

Trong tình hình hiện tại, nhiều nước không có liên quan trực tiếp ở Biển Đông nhưng vẫn lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành động vi phạm pháp luật quốc tế. Điều đó cho thấy Việt Nam đã làm cho thế giới hiểu được chính nghĩa của mình.

Một điều quan trọng nữa trong mặt trận ngoại giao là cộng đồng ASEAN ngày càng đoàn kết hơn. Trong 10 nước ASEAN chỉ có 4 nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Trước đây Trung Quốc thường dùng cách “chia để trị” đối với cộng đồng này và đã thành công trong một số lần. Ví dụ năm 2012 Campuchia làm Chủ tịch luân phiên của ASEAN, nước này đã từ chối đưa nội dung Biển Đông vào Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.

Tuy nhiên trước thực tế Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn, khối ASEAN cũng bắt đầu xích lại gần nhau hơn. Bằng chứng là Hội nghị thượng đỉnh vừa qua họp ở Myanmar đã ra Tuyên bố chung nhấn mạnh sự lo ngại về vụ giàn khoan Haiyang Shiyou 981. Ngoài ra còn có Tuyên bố riêng của Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng lo ngại về hòa bình và an ninh khu vực.

Những Tuyên bố này cho thấy các thành viên trong khối đã đạt được sự đồng thuận nhất định trước áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc. Họ cũng đã hiểu rằng tranh chấp của Trung Quốc với một vài thành viên không còn là câu chuyện giữa Trung Quốc với từng nước nữa mà nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự thịnh vượng và phát triển của cả khối.

Ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore – nước không có tranh chấp với Trung Quốc mới đây khi dự Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản đã phát biểu: Vấn đề Biển Đông là một trong những vấn đề quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN xét từ góc độ ASEAN có quyền lợi từ sự ổn định của khu vực.

Những nhận thức mới của các thành viên ASEAN có thể nói đã phần nào làm phá sản mưu kế của Trung Quốc đối với khối này.

Còn quá sớm để nói rằng Việt Nam đã thắng Trung Quốc một keo về ngoại giao nhưng có thể nói rằng những chuyển biến vừa nêu trên rõ ràng có căn nguyên hay ít ra thì cũng có sự xúc tác từ sự phản ứng mạnh mẽ về ngoại giao của Việt Nam trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.

Thắng lợi trên biển

Các hoạt động đấu tranh giữa tàu Việt Nam với tàu Trung Quốc xung quanh giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hiện nay rất được quan tâm. Các báo Việt Nam hàng ngày đều thông tin. Trang tin của Cảnh sát biển Việt Nam mỗi ngày đều cập nhật tình hình.

Qua thông tin của các báo thì thấy rằng Trung Quốc đã liên tục thay đổi các thủ đoạn. Ban đầu khi họ mới đưa giàn khoan vào thì họ hung hăng khi các tàu chấp pháp Việt Nam đến thực thi nhiệm vụ. Họ đã cho tàu đâm vào tàu cảnh sát biển rồi dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam.

Tình hình Biển Đông: Thắng lợi bước đầu của Việt Nam - Ảnh 2

Các tàu Trung Quốc bu bám để ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật trên biển.

Đến 7/5 khi Việt Nam họp báo tố cáo những hành vi khiêu khích này của Trung Quốc thì họ đổi sang thủ đoạn khác. Theo tường thuật của phóng viên báo Tuổi Trẻ có mặt trên 1 tàu kiểm ngư thì tàu Trung Quốc tìm cách để tàu Việt Nam đâm vào hòng chụp ảnh vu cáo Việt Nam.

Tuy nhiên họ đã không đạt được âm mưu do lực lượng chấp pháp của Việt Nam tỉnh táo tránh né. Tàu Trung Quốc cũng không còn dễ dàng đâm vào tàu Việt Nam do lực lượng Việt Nam đã có kinh nghiệm đối phó.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đưa ra giàn khoan những phương tiện chiến đấu của quân đội như tàu chiến, máy bay tiêm kích, máy bay trực thăng. Đã có lúc tàu pháo của họ mở bạt và chĩa nòng vào tàu Việt Nam. Riêng việc cho máy bay bay thấp uy hiếp trên đầu lực lượng chấp pháp Việt Nam thì xảy ra thường xuyên.

Nhiều nhà quan sát nhận định những hành động này của Trung Quốc nhằm khiêu khích và cài bẫy Việt Nam. Chỉ cần một tàu chiến hay một máy bay của Việt Nam xuất hiện, Trung Quốc sẽ lu loa với thế giới để vu cho Việt Nam hiếu chiến và từ đó tăng cường các hành động leo thang.

Nhưng ở trên biển lực lượng Việt Nam đã kiên cường chiến thắng Trung Quốc một bước. Đáp lại sự khiêu khích của Trung Quốc, Việt Nam vẫn kiên trì tuyên truyền thuyết phục. Cho đến nay Trung Quốc chưa tìm được một cớ nào để leo thang thêm.

Ở cấp cao nhất của quân đội, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng khẳng định ở Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN rằng: “Việt Nam chỉ dùng các tàu chấp pháp của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư, phối hợp với tàu cá của ngư dân hoạt động tại khu vực này để bảo vệ chủ quyền. Việt Nam không sử dụng lực lượng chiến đấu như máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái để phá hủy giàn khoan của Trung Quốc”.

Trung Quốc có thể “gan lỳ” trên biển đến bao giờ thì chưa biết nhưng với những dữ kiện trước mắt, rõ ràng họ đã thua Việt Nam một bước.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.