ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thiền định – Con Đường Tự Do Ở Nhà Tù Thụy Điển
Tuesday, September 9, 2014 18:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Pake Hall, who led a "Path of Freedom" meditation class in a Swedish prison, at the Gothenburg Zen Center, Gothenburg, Aug. 22, 2014. (Susanne W. Lamm/Epoch Times)

Pake Hall, người tổ chức lớp học thiền định “Con Đường Tự Do” ở một nhà tù Thụy Điển, tại Trung Tâm Thiền Gothenburg , Gothenburg , ngày 22 tháng 8 năm 2014. (Susanne W. Lamm/Epoch Times)

GOTHENBURG, Thụy Điển – Là một nhà tù chuyên điều trị cho những phạm nhân nghiện ma túy ở Thụy Điển, đã bổ sung phương pháp thiền định dưới tên gọi “sự quan tâm” vào chương trình điều trị của họ. Ý tưởng chính là nhằm giúp các tù nhân có thể hòa nhập cuộc sống tốt hơn sau khi ra tù. Phương pháp này gọi là “Con đường tự do” và đã nhận được sự đánh giá cao từ chính những tù nhân cũng như nhân viên tại đây.

Ulrika Lilljegren, cựu quản lý nhà tù Högsbo, nói rằng phạm nhân có vẻ phản ứng tốt hơn khi được điều trị kết hợp yoga hay thiền định với các phương pháp khác.

Theo Lilljegren, nhiều phạm nhân có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần, như ADHD, hay bị tổn thương do việc lạm dụng ma túytrong một thời gian dài. Họ thường rất khó tập trung.

Lilljegren cho biết “Chúng tôi có một bệnh nhân như vậy [trong dự án “Con đường tự do”]. Nhìn anh ấy ngồi tĩnh lặng trong nửa giờ đồng hồ quả là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ. Anh ấy vốn rất hoạt náo và luôn làm náo động cả khu điều trị. Tuy nhiên, anh ấy đã tìm thấy được điều gì đó giúp bản thân có thể ngồi yên tĩnh ở môn thiền định này.

Thiền định cung cấp phương pháp mới giúp người tập có thể dừng lại và suy nghĩ trước khi hành xử. Họ khám phá ra những cách thức giúp điều chỉnh hành vi của mình, nhờ đó tránh được mọi rắc rối. “Tất nhiên, những người khác nhau có phản ứng khác nhau, nhưng trong đó có một số người mà thiền định có ảnh hưởng lớn đến họ”, Lilljegren nói.

Pake Hall đến từ trung tâm Thiền Gothenburg là người hướng dẫn các lớp học này. Ông nghĩ rằng nhà tù có một môi trường tốt cho việc thiền định.

“Đó quả là một môi trường khó khăn, nhưng bạn sẽ nhận ra rằng bạn cần phải đối mặt với phần đen tối trong bạn. Chúng sẽ xuất hiện khi bạn bị giam như thế và không thể đi đâu cả. Tuy vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian để thiền định. Theo một cách nào đó thì nó giống như một tu viện.”

Hall cảm thấy mình có một sự kết nối với những người kém may mắn trong xã hội. Ông thường giúp đỡ những người có vấn đề về giao tiếp và những người rối loạn nhân cách. Ông từng làm việc tại các trung tâm trị liệu và cũng giúp đỡ nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác nhau.

Khi Hall bắt đầu chuyên tâm thiền định, ông cảm thấy trong lòng có một điều gì đó muốn truyền lại cho người khác. Hall đã nghĩ về tất cả những người bị giam giữ, có thể họ cũng thấy hứng thú với việc thiền định nhưng lại không có cơ hội để học nó.

Hall đã gia nhập một mạng lưới ở Mỹ gọi là “Mạng Lưới Phổ biến giáo lý Phật Pháp trong Nhà tù” (Prison Dharma Network). Tại đây, Hall trở thành người hướng dẫn cho một người Mỹ trẻ tuổi đang thụ hai bản án chung thân vì tội giết người có băng nhóm, nhưng cảm thấy yêu thích thực hành Đạo Phật. Sự trao đổi giữa họ chỉ giới hạn qua thư từ,nhưng sau đó mạng lưới này đã tạo điều kiện cho Hall được tổ chức các lớp học về “Con đường tự do” trong các nhà tù Thụy Điển.

“Chương trình Con đường tự do dựa trên một ý tưởng rất đơn giản. Tất cả đều là vì giúp đỡ những người đang bị giam giữ”, Hall cho biết.

Ông giải thích thêm “Câu hỏi đặt ra là liệu những bức tường có thật sự tách biệt chúng ta với tự do, hay có một điều gì khác ngăn cản chúng ta. Có thể chúng ta bị kẹt trong ngục tù của chính mình, dù cho chúng ta đang ngồi ở nhà và không bị hạn chế tự do, hay bị giam giữ trong những nhà tù thắt chặt an ninh. Có thể chúng ta sẽ mắc của bẫy dục vọng và ganh ghét. Vì thế, đây chính là cách để giải quyết những vấn đề trên, bất kể môi trường bạn đang sống ở đâu.

Nhưng phải chăng nguồn lực xã hội nên được dùng để giúp những nạn nhân hơn là cho tội phạm? Hall cũng có một nhận định khác.

“Tôi thấy không có gì khác, họ đều là nạn nhân” ông nói. “Ngay khi chúng ta có một hành động phương hại đến người khác, thì người đó phải chịu đựng, nhưng chúng ta cũng phải gánh lấy hậu quả do mình gây ra. Như vậy, cả hai đều là nạn nhân, chứ không chỉ một người.”

Hall nói thêm, nhà tù trên thực tế là một nơi tốt để phá bỏ lối sống cũ của họ. Nhiều phạm nhân khi vào tù vẫn giữ lối sống tự làm tổn thương mình và những người khác. Nếu bạn có thể phần nào giúp họ thoát khỏi lối mòn này, bản thân họ và những người xung quanh sẽ giảm bớt sự đau khổ.

Chương trình gồm 12 buổi. Để tạo động lực cho tù nhân, buổi học được xếp vào giữa tuần, điều đó có nghĩa họ có thể tham gia lớp học thực hành “sự quan tâm” thay vì phải làm việc. Mỗi buổi kéo dài khoảng 1 đến 1,5 giờ đồng hồ, bao gồm cả lý thuyết và thực hành, cụ thể là giao tiếp một thầy một trò và chia sẻ kinh nghiệm với cả nhóm.

Những chủ đề như lòng tốt, tình yêu, sự tha thứ, bao dung và khả năng giải quyết mâu thuẫn là trung tâm của chương trình. Giữa các buổi, tù nhân sẽ thực hành ngay những gì mà họ được học.

“Bạn không biết họ sẽ áp dụng như thế nào những gì bạn dạy” Hall nói. “Bạn là người gieo những hạt mầm trong các buổi học ngắn ngủi. Môi trường trong nhà tù rất buồn tẻ, ảm đạm. Chúng ta bị nhốt trong phòng, cai ngục thì có mặt mọi lúc để duy trì an ninh. Người mới liên tục vào tù và nhiều người đang gặp những vấn đề căng thẳng lo âu”.

Văn hóa “chúng ta và họ” trong nhà tù cũng là một chướng ngại. Với những tù nhân, không tỏ ra dễ bị tổn thương, cứng rắn và duy trì được trạng thái của mình là một điều quan trọng.

“Một lớp học “quan tâm” chủ yếu là giúp phạm nhân xả bỏ và sống cởi mở”, Hall giải thích. “Vấn đề là cần nhìn thẳng vào những gì mình đang vướng mắc. Tất nhiên, các nhóm có thể thi thoảng trở nên nhạy cảm. Dù thế, nhưng qua vài buổi dạy, sẽ có điều gì đó xuất hiện. Lớp học trở thành một nơi an toàn, nơi chứa đựng những chia sẻ của mọi người hay chỉ là lắng nghe giáo viên mà không bình luận những người xung quanh. Tuy nhiên, ngay khi một người mới vào nhóm, dù nhiều hay ít họ cũng khoác lại chiếc mặt nạ cũ”.

Hall cho biết với vai trò bên thứ ba trung lập đứng giữa tù nhân, người quản lý và nhân viên nhà tù, bạn cũng cần phải khéo léo.

“Mọi người muốn bạn là đồng minh của họ”, ông giải thích. “Nhân viên an ninh muốn ảnh hưởng lên tù nhân theo một hướng nào đó. Một vài suy nghĩ hay ý tưởng có thể được cho là không đúng từ quan điểm của họ. Trong quá trình chia sẻ với tù nhân sau thiền định, họ sẽ xả cơn giận với người cai ngục. Không đồng ý với họ, tuy nhiên cũng không mâu thuẫn với họ, mà là ở đó với họ và không làm họ cảm thấy như thể bạn đang tách biệt mình ra hay không trân trọng cảm xúc của họ… Điều này rất thú vị, hình thức của một cuộc chơi luôn là vậy.”
Nói chung, dự án này là một sự thành công. Người học đã có phản hồi tích cực. Một trong số các phạm nhân viết:

“Đầu của tôi lúc nào cũng giống như trò chơi bóng bàn, với quả bóng qua lại hai bên, và bây giờ tôi nhận ra rằng tôi không cần phải đánh trả những quả bóng này”.

Một người tham gia khác mô tả tình huống khi có tù nhân khác nhìn trừng trừng anh ta như thế nào. Anh ấy nhớ lại những gì đã học trong lớp và chuyển sự chú ý xuống chân mình thay vì dùng bạo lực.

“Tất nhiên, điều đó thật tuyệt,” Hall nói. “Bạn đã gieo những hạt giống nhỏ cho người khác và họ bảo với bạn rằng họ thực sự thích nó và muốn nó nhiều hơn nữa. Thật không uổng phí cho khoảng thời gian tôi ở đây.”

 

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.