ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Y Học Trung Quốc và Sức Khỏe Tâm Thần
Tuesday, September 9, 2014 18:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Shutterstock*)

Những rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Theo Hiệp Hôi về Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), hàng năm cứ khoảng bốn người lớn thì có một người bị rối loạn tâm thần .

Chứng rối loạn sức khỏe tâm thần là trạng thái biểu hiện dưới nhiều hình thức và gây nên nhiều ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đối với sức khỏe con người. Rối loạn tâm thần có thể gây ra rối loạn suy nghĩ, không có khả năng để đương đầu với những công việc hàng ngày, hiệu suất làm việc suy yếu, tạo cảm giác bản thân vô dụng, bị ảo giác, tâm trạng dao động, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, mất ngủ, mệt mỏi. Cho dù đó là bệnh tâm thần nghiêm trọng hoặc một trạng thái tạm thời, thì châm cứu là phương pháp trị liệu hỗ trợ tuyệt vời và rất an toàn cho hầu hết các kế hoạch điều trị. Đây là một lĩnh vực mà nền Y học Trung Quốc tỏa sáng vì nó giải quyết cùng một lúc cho cả tinh thần lẫn thể chất con người .

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (YHCTTQ), hai mặt này không được coi là thực thể riêng biệt như trong y học phương Tây.

Trong cuốn sách của tôi – Những phiêu lưu trong Y học Trung Hoa: Châm cứu, Thảo dược và Tinh hoa cổ xưa, tôi viết về sự khác biệt triết học giữa Đông và Tây y. Dưới đây là một trích đoạn ngắn:

“Y học phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào khoa học, có nguồn cội từ ý thức hệ Hy Lạp và Ai Cập. Rene Descartes (1596-1650), nhà triết học nổi tiếng của Pháp và là một trong những cha đẻ của khoa học hiện đại và toán học, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của các phương pháp khoa học. Là một nhà khoa học, để có được các cơ thể nhằm khảo sát giải phẫu và,phân tích các chi tiết, ông đã thỏa thuận với Đức Giáo Hoàng rằng y học sẽ tự giới hạn chỉ đối với thi thể con người. Cảm xúc và linh hồn của con người chắc chắn là lĩnh vực của Giáo Hội.

Lời giải thích quá đơn giản này đã chỉ ra tiến trình hình thành sự phân cách giữa thể chất và tinh thần của y học Phương Tây, vốn xem cơ thể như là một hệ thống phức tạp các bộ phận sinh học, hơn là một đơn vị toàn diện. Y học phương Tây chắc chắn đã hoàn thành những điều tuyệt vời, nhưng nó không phải là con đường duy nhất để giữ gìn sức khỏe. “

Y học Trung Quốc, trong đó có các phương pháp điều trị bằng châm cứu và thảo dược, có thể làm giảm bớt nhiều triệu chứng khó chịu liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và các tác dụng phụ liên quan đến thuốc. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rối loạn sức khỏe tâm thần được xem là một sự xáo trộn dòng chảy của Khí. Hãy suy nghĩ về nó như một sự mất cân bằng năng lượng. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề, cả về thể chất và cảm xúc. Mục đích của y học Trung Hoa là điều trị các cá thể bệnh nhân độc lập, không giống nhau, cùng các triệu chứng cụ thể nhằm cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống của họ. Đây là lý do tại sao những bệnh nhân có chẩn đoán giống nhau theo y học phương Tây nhưng lại được điều trị bằng các huyệt châm cứu khác nhau cũng như khuyến nghị chế độ ăn và sinh hoạt khác nhau.

Từ quan điểm phương Tây, dưới đây là những tác dụng của châm cứu:

1. Châm cứu làm tăng nồng độ endorphin trong não. Endorphin là những hóa chất được sinh ra một cách tự nhiên trong não
để chống lại cơn đau. Chúng cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của bệnh nhân.

2. Châm cứu có thể làm giảm huyết áp, giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn, giảm lo âu và điều trị mất ngủ để giúp bệnh nhân điều chỉnh cảm xúc và thích nghi với căng thẳng (stress) tốt hơn..

3. Châm cứu có thể giúp điều hòa serotonin, một hóa chất trong não ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của một người.

Jennifer Dubowsky, LAc, là một chuyên gia châm cứu được cấp phép có thực hành trong trung tâm thành phố Chicago, Illinois,
kể từ năm 2002. Dubowsky có được bằng Cử nhân Khoa học ở Kinesiology từ Đại học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sĩ của cô về y học phương đông từ trường Cao đẳng Châm cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. Trong những nghiên cứu của mình, cô đã hoàn thành khóa thực tập tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Dubowsky đã nghiên cứu và viết các bài báo về y học Trung Quốc và đã có các cuộc đàm phán về chủ đề này. Cô duy trì một blog phổ biến về sức khỏe và về y học Trung Quốc trên blog Chicago về châm cứu.- Những cuộc mão hiểm trong Y học Trung Hoa – là cuốn sách đầu tay của cô.

Bạn có thể tìm nó tại at www.tcm007.com.

 

 

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.