ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bánh xe lịch Aztec và triết lý về thời gian
Monday, November 3, 2014 16:26
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


The Sun Stone (Stone of Axayacatl). It depicts the 20 days around the Sun God.(Anagoria/Wikimedia Commons) Background: Mayan calendar (Nikiac/iStock/Thinkstock)

Khối đá Mặt trời (hay Khối đá Axayacatl) mô tả 20 ngày xoay quanh Thần Mặt trời. (Ảnh: Anagoria/Wikimedia Commons). Nền: Lịch Maya (Ảnh: Nikiac/iStock/Thinkstock)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Các bánh xe lịch Aztec vốn là nguồn cảm hứng nghiên cứu của khoa học nhân loại trong nhiều thế kỷ qua. Nó không chỉ là một cách để theo dõi thời gian mà còn là một triết lý toàn diện về thời gian trong đó mỗi ngày đều có ý nghĩa tôn giáo quan trọng. Những người Aztec tin rằng thời gian có tính chu kỳ với sự huỷ diệt và tái tạo thế giới liên tục lặp lại. Vũ trụ được cho là ở trạng thái cân bằng yếu và luôn phải đối mặt với mối nguy có thể bị phá vỡ bởi sự chuyển đổi quyền lực của các vị thần và các lực lượng thiên nhiên.

Người Aztec không phải là những người duy nhất có quan niệm như vậy. Nhiều nhóm người khác trên trái đất cũng có cùng quan điểm về tính tuần hoàn của thời gian. Niềm tin vào luân hồi cũng như quan niệm về nghiệp lực (“gieo nhân nào gặt quả đó”) là minh chứng cho điều này. Khái niệm về các vòng tuần hoàn của thời gian bắt đầu từ ít nhất 3.000 năm trước, thậm chí có thể sớm hơn nữa và vô cùng phổ biến ở Mesoamerica.

Lịch Aztec là một phiên bản khác của các loại lịch từ thưở ban sơ, chẳng hạn như lịch cổ Maya mà nhiều người đã biết đến. Nó có cùng cấu trúc cơ bản với các loại lịch từ thời Mesoamerica cổ đại. Tuy nhiên, hệ thống lịch Aztec không chính xác bằng lịch Maya khi một ngày của nó chỉ có thể phản ánh hai thời điểm khác nhau trong một năm. Vì lý do này mà đã có nhiều sự bất đồng giữa các nhà nghiên cứu về thời gian của một số sự kiện xảy ra trong đế chế Aztec.

Chu kỳ lịch bao gồm 365 ngày được gọi là xiuhpohualli (đếm năm), và chu kỳ lịch nghi lễ gồm 260 ngày gọi là tonalpohualli (đếm ngày). Hai vòng quay này hợp thành một chu kỳ lịch 52 năm. Xiuhpohualli được cho là lịch của nhà nông bởi vì nó dựa trên mặt trời, và tonalpohualli được cho là lịch thiêng.

Lịch Tonalpohualli

early 17th century illustration of the Aztec Tonalpohualli calendar by Juan de Tovar. (Wikimedia Commons)

Bức ảnh Lịch Tonalhopualli do Juan de Tovar phác họa vào cuối thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Hệ thống lịch tonalpohualli (260 ngày) được chia thành 20 kỳ, mỗi kỳ 13 ngày, được thể hiện bằng hai bánh xe lồng nhau. Nguồn gốc của nó là do người cổ đại quan sát thấy rằng cứ mỗi 260 ngày mặt trời lại đi qua một điểm cao nhất gần với thành phố Copan của Maya. Người Aztec không quan tâm đến việc các năm (hoặc 260 ngày) có trùng hợp với mùa màng hay không.

Con số 20 được dựa trên con số “toàn bộ” (ví dụ như tổng số ngón tay và ngón chân) và con số 13 đại diện cho triết lý về 13 phương vị trong không gian. Người Trung Mỹ cổ đại tin rằng loại lịch thiêng này thể hiện trạng thái khi con người và vũ trụ đồng điệu với nhau.

Mỗi vòng quay qua 13 số đại diện cho một “tuần” trong hệ thống này. Tuần thứ nhất, sáu, mười một và mười sáu được cho là quan trọng nhất bởi vì nó chia mỗi năm thành bốn phần. Mỗi ngày trong số hai mươi ngày gắn liền với các vật/con vật và một vị thần cụ thể. Ví dụ như, ngày đầu tiên (‘Cipactili’) được đại diện bởi một con bò sát và được vị thần no ấm cai quản, trong khi đó ngày thứ hai (‘Ehecatl’) gắn liền với gió và được vị thần lửa, sự sống và linh hồn đại diện. Điều này tạo ra một dạng giống như máy chiêm tinh cố định và định hướng số phận. Họ sử dụng nó để lập kế hoạch cho nhiều hoạt động, như gieo hạt, xây nhà hay ra chiến trận, dựa trên ngày được tiên đoán là may mắn hay không may mắn.

Quan trọng hơn, lịch tonalpohualli phân chia ngày và nghi lễ cho các thần. Đối với người Aztec, điều này vô cùng quan trọng – nếu không có nó, thế giới này sẽ bị huỷ diệt. Theo như vũ trụ quan Aztec, vũ trụ đang ở trong một trạng thái cân bằng yếu, trong đó các lực lượng siêu nhiên đối nghịch nhau đang tranh đấu quyền lực. Để tránh việc một vị thần trở nên mạnh hơn vị khác, các vị thần có khoảng thời gian riêng cho mình và một ngày riêng để họ cai quản. Đối với người Aztec, việc không có thần nào chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực là vô cùng quan trọng.

Lịch Xiuhopualli

Hệ thống đếm năm xiuhpohualli theo dõi cách đếm 365 ngày của hệ mặt trời mà chúng ta đã quen thuộc. Hoàn toàn dễ hiểu rằng nó có liên quan đến các mùa, và nó được dùng như là lịch nông nghiệp. Lịch xiuhpohualli được chia thành 18 kỳ với 20 ngày mỗi kỳ. Bởi vì cộng lại chỉ có 360, nghĩa là sẽ có 5 ngày chuyển tiếp giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời gian được sử dụng cho các lễ hội.

Cứ mỗi 52 năm, hai vòng quay chính (tonalpohualli và xiuhpohualli) sẽ song hành với nhau. Nó đánh dấu điều được gọi là “thế kỷ” theo quan niệm của Mesoamerica và là lý do để tổ chức lễ tôn giáo quan trọng được gọi là xiuhmolpilli. Đây là một lễ hội kéo dài 12 ngày và có một kỳ ăn kiêng là biểu tượng của sự sám hối. Vào đầu lễ hội, tất cả lửa trong thành phố bị dập tắt. Và vào nửa đêm của ngày thứ 12, một tù nhân sẽ bị hiến tế, do một thầy tu thực hiện khi mà ngôi sao của lửa chạm đến đỉnh điểm trên bầu trời đêm. Thầy tu sẽ châm một ngọn lửa mới mà sau đó sẽ thắp sáng cả thành phố. Việc thắp sáng lại lửa để trấn an mọi người rằng mặt trời sẽ tiếp tục mọc trong thời kỳ 52 năm sau đó. Đó là thời điểm của sự tái sinh.

 

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.