ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự thật: Chúng ta ai cũng có con mắt thứ ba
Saturday, November 22, 2014 18:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


con_mat_thu_3

Nếu bạn thích YuYu Hakusho giống tôi thì bạn chắc chắn hiểu tôi đang nói gì. Bạn có nhớ Hiei, anh chàng có tuyệt chiêu Hắc Long Ba không? bạn có biết cậu ta có được sức mạnh từ con mắt thứ ba không?

Tôi luôn cho rằng nó thật bất tiện, có ai muốn khắc lên trán mình một con mắt quỷ để cải thiện kỹ năng chiến đấu không?
Có lẽ cũng có người làm thế, nhưng sau đó là hàng loạt rắc rối.
Bạn sẽ phải chăm sóc nó, bạn không thể cụng trán với người khác được nữa, và nếu bạn muốn mua kính mắt, thì càng đau lòng hơn.
Nếu bạn mua kính áp tròng thì sẽ luôn luôn có một cái bị dư.
Và không có hộp kính sát tròng nào chứa đủ 3 cái một lúc.
Thật lộn xộn!! Nhưng bạn biết không, chúng ta ai cũng có nó cả.
Chúng ta ai cũng có con mắt thứ ba và nó nằm ở giữa trán chúng ta!
Con người luôn sở hữu một con mắt gọi là mắt thoái hóa hoặc mắt không sử dụng, bên trong vỏ não.
Con mắt này có cấu trúc tương tự đôi mắt bên ngoài của chúng ta, với các mô võng mạc và khá nhạy cảm với ánh sáng.

Con mắt này, được gọi là tuyến tùng hay thể tùng quả, đã được thảo luận rất nhiều trong triết học và y học.
Dưới đây là một số lời giải thích về con mắt này.
1. Theo Khoa học
Trong những năm 1950, các nhà khoa học phát hiện rằng thể tùng quả, được cho là bị thoái hoá, cũng có chức năng nhìn
Nó cảm nhận được ánh sáng và sản xuất melatonin.
Melatonin là một chất có ảnh hưởng đến sinh sản và hệ thống miễn dịch và cũng là một chất chống oxy hóa, có nghĩa là nó có thể chống ung thư và làm giảm tác động của quá trình lão hóa.
Thể tùng quả sản xuất melatonin trong môi trường ánh sáng và ngừng sản xuất melatonin trong môi trường tối.
Điều này khá kỳ lạ, phải không? Nó không làm việc trong môi trường tối. Tức là, bạn đi ngủ và trời tối, nó không hoạt động nữa.
Giống như khi bạn nhắm mắt lại và đi ngủ vậy.
Cũng như nhiều bộ phận khác của bộ não người, nghiên cứu chính xác về công dụng của thể tùng quả vẫn còn rất ít.
2. Người Hy Lạp nói gì?
Nó chỉ là một loại tuyến. Trong thế kỷ thứ hai, bác sĩ Hy Lạp nổi tiếng Galen Pergamum là người đầu tiên mô tả tuyến tùng.
Ông cho biết, giống như các tuyến khác, chức năng của nó là hỗ trợ các mạch máu.
3. Người Pháp thì sao?
Theo triết gia Pháp nổi tiếng thế kỷ 17 René Descartes, thể tùng quả đóng một vai trò quan trọng.
Descartes xem nó là nguồn gốc của tư tưởng. Ông nói rằng nó là phần duy nhất của bộ não mà độc nhất và không bị trùng lặp.
Do đó nó phải là nơi mà tất cả các thông tin được tập trung – nơi ý thức của chúng ta có thể xử lý thông tin ở một vị trí độc nhất, và từ đó có thể truyền đi mọi thông điệp đến các phần còn lại của bộ não và cơ thể.
4. Còn theo tôn giáo
Trong một số triết học phương Đông, thể tùng quả thẳng hàng với vị trí của vương miện luân xa, một điểm chủ chốt liên quan đến khai mở trí huệ và giác ngộ.
Nhiều người đã liên hệ thể tùng quả đến con mắt thứ ba đã biết đến trong nhiều tôn giáo trong hàng nghìn năm qua.

 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.