ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lần theo ‘đường đi’ của hàng nghìn tấn thịt trâu tại Việt Nam
Wednesday, December 10, 2014 5:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thời điểm hiện tại, số lượng thịt trâu nhập khẩu vào Việt Nam ước tính lên tới 10.000 tấn. Trong số đó, đã có không ít thịt trâu giả làm thịt bò len lỏi vào các bếp ăn của khu công nghiệp, thu về lợi nhuận khổng lồ cho nhà phân phối.

10.000 tấn thịt trâu nhập khẩu vào Việt Nam đã đi đâu?

Thông tin ban đầu cho biết, theo nguồn tin điều tra do lực lượng hải quan cung cấp, trong thời gian từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 10.000 tấn thịt trâu đông lạnh được nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là một lượng thực phẩm đưa vào thị trường nội địa rất lớn, tuy nhiên trên thị trường không hề thấy xuất hiện loại thịt nhập khẩu nêu trên tiêu thụ một cách bình thường như các mặt hàng nhập khẩu khác, cần xác minh điều bất thường nêu trên.

Trước nguồn thông tin nêu trên, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với cơ quan công an tiến hành kiểm tra “đường đi” của số thịt trâu nhập khẩu đó, với nhận định ban đầu có thể loại thịt này đã được tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể lớn trong các khu công nghiệp thì mới có sức tiêu thụ lớn như đã nêu.

Lần theo 'đường đi' của hàng nghìn tấn thịt trâu tại Việt Nam - Ảnh 1

Hơn 3.000 thùng thịt trâu nhập khẩu đội lốt thịt bò bị lực lượng chức năng niêm phong tại kho của Cty An Việt – KCN Quang Minh (Hà Nội) vào sáng 4-12.

Lần theo đường đi của lượng thịt nhập khẩu cùng với việc tiến hành kiểm tra bếp ăn của hai đơn vị cung cấp suất ăn trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội, lực lượng quản lý thị trường và công an bước đầu xác định bếp ăn này đã sử dụng thịt trâu có nguồn gốc nhập khẩu như đã nêu trên. Nhưng nhãn mác ghi trên vỏ bao bì lại là… “thịt bò”.

Tuy nhiên, lượng thịt trâu trong kho bị phát hiện còn quá nhỏ so với số lượng đã nhập vào Việt Nam từ đầu năm đến nay. Và những người công nhân trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Nội Bài đã không hề biết họ bị lừa dối bởi món thịt bò mà vẫn được cấp trong suất ăn hằng ngày thực chất chỉ là thịt trâu. Điều mà dư luận quan tâm là liệu còn có bao nhiêu bếp ăn tập thể trên phạm vi toàn quốc đã tham gia chuyện lừa dối người lao động theo hình thức nêu trên, bởi cả 10.000 tấn thịt trâu nhập khẩu đang không hề xuất hiện trên thị trường?

Mở rộng phạm vi điều tra

Từ thông tin ban đầu Đội quản lý thị trường số 14 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng An ninh kinh tế (PA81 – Công an TP.Hà Nội) tiến hành kiểm tra kho đông lạnh tại khu công nghiệp (KCN) Quang Minh của Cty An Việt đã phát hiện hơn 40 tấn thịt trâu của Cty TNHH xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ (XNK TM & DV) Tân Đại Dương (Cty Tân Đại Dương) địa chỉ tại số 31 ngách 61/255 Lĩnh Nam, Hoàng Mai.

Qua làm việc nhiều lần với Cty Tân Đại Dương, lực lượng quản lý thị trường số 14 đã phát hiện những đại lý cấp 1 mà đơn vị này cung ứng hàng hóa gồm cả doanh nghiệp và cá nhân, trong đó có: Cty cổ phần đầu tư và thương mại An Việt, Doanh nghiệp tư nhân thực phẩm Minh Đức, Cty cổ phần thực phẩm Thảo Nguyên Xanh, Cty TNHH TM & DV Tâm Trí Sáng, Cty CP rau an toàn Hà Nội, Lê Thị Thanh Hải (Mê Linh, Hà Nội), Ngô Diệu Anh (29 Thống Nhất, Tân Thịnh, TPHCM).

Qua mở rộng điều tra cho thấy từ nguồn Cty Tân Đại Dương lượng hàng này không chỉ cung ứng cho khu vực thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận mà còn được chuyển vào tận TPHCM.

Tuy nhiên có một tình tiết cho thấy diễn biến của sự việc không chỉ dừng lại ở đây. Trong hồ sơ mà Cty Tân Đại Dương cung cấp cho cơ quan điều tra có hóa đơn GTGT số 00004488 ngày 10.3.2014 của Cty cấp bán hàng cho Cty cổ phần TM và hợp tác đầu tư Hà Nội ( 93 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội).

Trên hóa đơn có khi tên hàng hóa “Thịt trâu không xương đông lạnh 15.000kg, giá: 54.600đ/kg, thành tiền: 819.000.000 đồng”. Tuy nhiên khi lực lượng chức năng làm việc với Cty cổ phần TM và hợp tác đầu tư Hà Nội, giám đốc Cty Trần Văn Khuê cho biết Cty này không số hàng trên, chưa bao giờ kinh doanh thịt trâu đông lạnh (?).

Hiện nay, cơ quan kiểm tra đang tiếp tục lần theo từ đại lý cấp 1, số lượng thịt trâu nhập khẩu vào Việt Nam đi đâu, tiêu thụ như thế nào?

Thịt trâu nhập khẩu không chỉ từ Ấn Độ

Mặt hàng thịt trâu với mác “thịt trâu nhập khẩu” dường như còn xa lạ với người tiêu dùng từ các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và càng xa lạ hơn với người dân ở các tỉnh. Vậy mà chỉ qua điều tra của BCĐ 389 cho thấy lượng thịt trâu nhập khẩu vào VN rất nhiều, nhà nhập khẩu đã nhập từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ có Ấn Độ.

Theo đại diện của BCĐ 389 cho biết, chỉ sau khi lực lượng kiểm tra phát hiện sai phạm, trong ngày đầu tiên, thống kê cho thấy đã có 3.142 tờ khai hải quan đã được mở. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, con số này đã lên tới hàng chục ngàn tờ khai.

Lần theo 'đường đi' của hàng nghìn tấn thịt trâu tại Việt Nam - Ảnh 2

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra mặt hàng thịt trâu nhập giả bò của công ty TNHH TM & DV Tân Đại Dương.

Điều tra bước đầu của BCĐ 389 cho thấy một số đơn vị nhập khẩu thịt trâu có tờ khai hải quan một số đơn vị nhập khẩu thịt trâu gồm: Cty TNHH Thông Vương; Cty cổ phần TM Tri Đức; Cty TNHH Hùng Thắng Phát; Cty TNHH Mai Hoa; Cty TNHH Quốc té Sao Bắc; Cty XNK thủy sản Quảng Ninh; Cty cổ phần đầu tư XNK Long Giang; Cty cổ phần Huy Tuấn; Cty TNHH quốc tế Sao Bắc; Cty TNHH MTV Kim Anh; Cty TNHH Tiến Hoàng ( Móng Cái); Cty Đại Các (Móng Cái); Cty đầu tư vận tải biển và TM Sao Vàng. Riêng Cty Tân Đại Dương nhập khoảng 28.858kg thịt trâu… Danh sách các đơn vị nhập khẩu còn rất dài hầu hết nguồn hàng thịt trâu được nhập khẩu từ Brazil, Mexico, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Agentina… Tuy nhiên, nguồn từ Ấn Độ vẫn chiếm số lượng nhiều nhất.

Hiện nay, lực lượng quản lý trường vẫn tiếp tục mở rộng làm rõ từ đại lý cấp 1, lượng hàng thịt trâu đi đâu, đồng thời BCĐ 389 đang làm rõ số lượng thịt trâu nhập khẩu vào VN và được tiêu thụ như thế nào từ các đơn vị nhập khẩu.

“Lãi khủng” khi gian lận thịt trâu thành thịt bò

Số liệu từ cơ quan chức năng cho biết thịt trâu nhập khẩu với giá 40.000 đồng/kg nhưng được bán cho đơn vị cung ứng bếp ăn tập thể với giá khoảng 200.000 đồng/kg. Giả sử cả 10.000 tấn được đưa cả vào các bếp ăn đem lại khoản tiền chênh lệch cả ngàn tỷ đồng.

Theo quy luật của thị trường, lợi nhuận không phải sinh ra từ khâu sản xuất thì phải xuất hiện qua khâu trung gian trước khi đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Nhưng trong sự việc này, khâu trung gian thay vì các siêu thị, trung tâm thương mại là nơi phải tiêu thụ mặt hàng thịt trâu không tham gia vào chuỗi cung ứng, điều này có nghĩa là khâu phân phối ở đây chính là các bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp, với nhiều khả năng họ không biết đây là mặt hàng thịt trâu hoặc có biết mà làm ngơ vì giá chênh lệch quá cao, bất chấp cả sức khỏe của một lượng lớn người sử dụng…

Nhật Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.