Một phi công dày dạn kinh nghiệm nói rằng tại thời điểm xảy ra tai nạn, phi hành đoàn của chiếc AirAsia có thể đã trải qua một trạng thái được gọi là ‘hiệu ứng giật mình’.
Phi công này mô tả: “Khi họ đang chị choáng ngợp vì tình hình và không thể tìm được cách giải quyết và chỉ hành động với những gì họ thấy trong các hệ thống điều khiển trong buồng lái… Đó, thật không may, sẽ là điều sai lầm”.
Một chiếc máy bay của AirAsia. Ảnh minh họa.
Sau khi đã tìm thấy các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân chiếc máy bay AirAsia bị rơi, các nhà điều tra đang tập trung vào thời điểm phi hành đoàn yêu cầu tăng độ cao để tránh thời tiết xấu như một yếu tố quan trọng để giải thích thảm họa.
Một quan chức giấu tên nói rằng: “Chúng tôi biết rằng thời tiết rất xấu trong khu vực này, đã có một cơn bão”. Nguồn tin cũng nói thêm: “Tại sao anh ấy (phi công) yêu cầu tăng độ cao ở thời điểm đó? Một máy bay khác đang bay ở độ cao cao hơn ở khu vực đó. Hai phi công đã phản ứng với thời tiết như thế nào? Chúng tôi đang yêu cầu những câu hỏi”.
Xem thêm video: Tìm thấy thi thể nạn nhân máy bay QZ8501:
Trước đó, theo chính quyền Indonesia, vào lúc 6h12 sáng ngày Chủ nhật (28/12), tức là 36 phút sau khi máy bay QZ8501 cất cánh từ sân bay Juanda Surabaya, phi công đã xin phép kiểm soát không lưu để tăng độ cao lên 38.000 feet và đi lệch về bên trái để tránh thời tiết xấu. Hai phút sau, kiểm soát không lưu trả lời cho máy bay đi lệch sang trái 7 dặm và tăng lên độ cao 34.000 feet nhưng không có câu trả lời từ máy bay. Chiếc máy bay vẫn còn được nhìn thấy trên radar thêm 3 phút nữa trước khi nó biến mất vào lúc 6h18 (theo giờ Indonesia).
Các nhà điều tra đang liên hệ vụ tai nạn của QZ8501 với vụ tai nạn của chiếc máy bay AF447 của Air France năm 2009. Chiếc AF447 được cho là bị mất tốc độ và các phi công trong phản ứng hoảng loạn đã làm máy bay lao xuống Đại Tây Dương. Một cựu điều tra viên của Indonesia nói: “Không có 2 vụ tai nạn giống nhau nhưng những điều kiện tương tự như thời tiết và chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ”.
Một phi công của Qantas Airway với 25 năm kinh nghiệm bay trong khu vực cho biết phi công thường xuyên bay lên trên các lớp mây. Ông cho biết: “Nhưng hiệu suất của máy bay trực tiếp liên quan đến nhiệt độ bên ngoài và tăng độ cao có thể dẫn đến đóng băng các radar tĩnh tạo cho phi công các thông số sai lầm”.
Trần Vũ (Theo Reuters)
2014-12-30 19:08:10
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/may-bay-airasia-da-roi-vi-phi-cong-giat-minh-a169142.html