ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tập Cận Bình làm sạch hệ thống chính trị Trung Quốc
Sunday, December 7, 2014 23:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Với việc thanh trừng 55 “Hổ Lớn”, mạng lưới chính trị của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã bị sụp đổ.

Chu Vĩnh Khang (trái), Tập Cận Bình (trên cùng), Lý Đông Sinh (phải), Từ Tài Hậu (dưới cùng), Bạc Hy Lai (giữa), ngày 22/09/2013. (Ảnh tạo bởi Luis Novaes/Epoch Times)

Trong hai năm qua, kể từ khi lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nỗ lực làm việc không ngừng để tháo dỡ mạng lưới chính trị cũ kiểm soát Trung Quốc. Hiện nay, nhóm quyền lực đó đã bị sụp đổ, nhưng các nhà quan sát vẫn đang chờ móng vuốt cuối cùng được nhổ ra.

Những nhân viên thoái hóa đã bị loại ra khỏi hàng ngũ, theo Tân Hoa Xã thông tin sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 4 của ĐCSTQ hồi tháng 10. Cơ quan ngôn luận của Đảng đã công bố danh sách “55 Hổ Lớn đã bị thanh trừng”. Quan sát viên về chính trị của ĐCSTQ, điều này không có gì phải ngạc nhiên khi phần lớn những “con hổ” ấy đều có chung mối quan hệ và được bảo trợ bởi Giang Trạch Dân.

Ông Giang lãnh đạo ĐCSTQ từ Tháng 6/1989 đến năm 2002. Mặc dù đã kết thúc nhiệm kỳ Tổng Bí thư nhưng ông vẫn không từ bỏ quyền kiểm soát quân đội những năm về sau. Đặc biệt, ông nắm giữ văn phòng chỉ huy tối cao của quân đội trong nhiều năm liền.

Bằng ảnh hưởng của mình, ông Giang đã thao túng và thiết lập mạng lưới gồm các nhân vật và đối tác thân cận trên khắp Đại lục. Ngay cả người kế nhiệm ông Giang là Hồ Cẩm Đào cũng bị lấn át và trở nên mờ nhạt.

Một trong những lần nổi bật nhất cho thấy sự hiện diện lâu dài của ông Giang là trong ngày quốc khánh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào Tháng 10/2009. Đài truyền hình trung ương quay cảnh ông Giang đi ngay phía sau lãnh đạo Đảng là ông Hồ Cẩm Đào, tiếp đến là các Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị trên lễ đài ở Quảng trường Thiên An Môn. Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, ngay hôm sau đã đăng tải số lượng lớn ảnh của hai ông Giang và ông Hồ trên các ấn phẩm báo chí.

Trong hệ thống chính trị, sự xuất hiện của các lãnh đạo Đảng được kiểm soát chặt chẽ và phân bố theo thứ hạng. Việc ông Giang xuất hiện trong sự kiện trên cho thấy, ông vẫn là cha đỡ đầu của Đảng.

Để đạt được quyền lực này, ông Giang đã khôn khéo khi chuyển giao quyền lực của mình cho ông Hồ vào năm 2002 cũng như vào năm 2007, hay ở mức độ thấp hơn, thậm chí cho tới năm 2012.

Vào năm 2007, ông Giang tiếp tục lũng đoạn khi mở rộng thêm hai ghế trong Bộ Chính Trị, cơ quan điều hành tối cao của Đảng và là nơi đưa ra các quyết sách quan trọng, để cài tay chân thân tín của mình.

Nhân vật nổi bật trong chính trị bao gồm: Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh; Lý Đông Sinh, người đứng đầu Phòng 610 – tổ chức an ninh ngầm của Đảng; Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Tương Khiết Mẫn, người kiểm soát lợi ích của ngành năng lượng. Đây là 4 trong số 55 quan chức cấp cao ngã ngựa được Tân Hoa Xã thông tin. Những nhân vật này đa phần là thân tín của ông Giang, kiểm soát mọi lĩnh vực của Nhà nước, Đảng và nền kinh tế Trung Quốc.

Mạng lưới của ông Giang, đã có ảnh hưởng sâu rộng và hủ bại do đã cắm rễ sâu ở Trung Quốc, hiện đang trở thành trọng tâm chính của chiến lược chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình phát động.

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ là Giang trạch Dân (phải) đi qua ông Tập Cận Bình (trái) sau khi kết thúc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 ở Đại Lễ Đường Nhân, tại Bắc Kinh vào ngày 14/11/2012. Ở Đại Hội Đảng, ông Tập đã chính thức được bổ nhiệm làm người đứng đầu Đảng. (Ảnh: Wang Zhao/Getty Images)

Nhưng, điều đáng chú ý ở đây là các nhóm các quan chức cấp cao bị ông Tập Cận Bình xóa sổ đã giúp cho việc chuyển giao quyền lực trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều: Nhóm bị thanh trừng quá tham nhũng, thậm chí theo tiêu chuẩn của Đảng, là rất hung bạo.

Tham Nhũng

Khi cuộc điều tra chống lại các thành viên chủ chốt của nhóm ông Giang được thực hiện, và các thông tin bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông ở Đại lục, các nhà quan sát đã được đưa ra câu hỏi về tài sản khổng lồ của họ.

“Tôi không thể hiểu được kiểu tham nhũng mà chúng ta thấy ở Trung Quốc trong những năm gần đây”, ông Trịnh Vĩnh Niên, một học giả về Trung Quốc cho biết.

“Nếu bạn tham nhũng và biển thủ hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu Nhân dân tệ, thì tôi có thể hiểu được. Bạn có thể sử dụng số tiền đó để có được cuộc sống tốt hơn. Nhưng biển thủ hàng tỷ, hàng chục tỷ hoặc thậm chí hàng trăm tỷ, thì tôi không thể hiểu được. Bạn sẽ không thể tiêu tất cả số tiền đó trong suốt đời mình”.

Điều này hoàn toàn đúng ở mức độ tham nhũng vô độ thường thấy xung quanh cán bộ thân tín với ông Giang. Các nhà phân tích nhận định, việc bao che tham nhũng ấy là để ông Giang có được lòng trung thành và phục tùng của rất nhiều người.

Không giống các lãnh đạo trước đó như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, ông Giang không có được tính nhiệm qua cuộc cách mạng. Ông bất ngờ thay thế Triệu Tử Dương và trở thành lãnh đạo của Đảng vào đúng lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng chính trị, trong khi đang diễn ra cuộc cách mạng ủng hộ dân chủ của sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Khi đó, ông Giang đang giữ chức Bí thư thành ủy Thượng Hải, và sẵn sàng để ngăn chặn cuộc biểu tình của sinh viên. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, ông Giang đang là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho săn lùng những sinh viên bất đồng chính kiến.

Với cuộc khủng hoảng ở Thiên An Môn năm 1989, nhiều người nghĩ ông Giang sẽ được hoán đổi ông Đặng Tiểu Bình trong vòng vài năm. Nhưng khi ông Đặng ngã bệnh vào năm 1995 và qua đời năm 1997, âm mưu chính trị riêng của ông Giang mới thực sự được tiến hành.

Tăng Khánh Hồng, một nhà điều hành kín giàu lên từ lĩnh vực dầu mỏ và nắm giữ nhiều quyền lực, đã giúp ông Giang củng cố quyền lực bằng việc bổ nhiệm các chức quan để đổi lấy những hẫu thuẫn về mặt chính. Từ đó, ông Tăng đã giúp ông Giang đảm bảo được quyền lực sau khi hai ông về hưu.

Điều này được thực hiện bằng cách cài cắm thân tín vào các ngành công nghiệp trọng điểm và cài thân nhân tham gia kiểm soát và bòn rút lợi kinh tế trong các lĩnh vực này. Điển hình như Chu Vĩnh Khang và gia đình đã thống trị ngày dầu khí. Ông Lý Bằng, đồng minh của ông Giang, đã nắm quyền hành trong các công ty điện lực. Trong khi, con trai của Giang Trạch Dân nắm vị trí quan trọng trong lĩnh vực viễn thông, và còn rất nhiều trường hợp khác.

Dưới thời ông Giang, các quan chức được phép tham ô vô độ, những tiết lộ từ chiến dịch của ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người giật mình căm phẫn.

Lấy ví dụ, cơ quan điều tra đã đột kích và tìm ra trong nhà ông Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hàng tấn tiền mặt và cổ vật được cất giữ dưới tầng hầm trong dinh cư rộng 2.000 mét vuông. Thậm chí, phương tiện truyền thông Trung Quốc còn không ước tính hết giá trị của số tài sản trên.

Tham nhũng cũng dẫn đến gia tăng hỗn loạn trong xã hội. Các quan chức của ông Giang được phép tự do hoạt động trong ngành công nghiệp. Từ đó, dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng chưa từng có so với bất cứ nơi nào trên thế giới: tỉ lệ mắc bệnh um thư tăng đột biến, đất và nước nhiễm độc, không khí tại các thành phố không thể thở được.

Việc ông Giang tăng cường bộ máy an ninh cũng gây ra nhiều vụ thu giữ đất và phá hủy nhà cửa trên khắp đất nước. Kết quả là, các quan chức tham nhũng thông đồng với các nhà phát triển để đuổi và và sau đó đàn áp người dân khi tham gia các cuộc biểu tình lớn.

Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ và không tiết lộ thông tin về số lượng các cuộc tranh chấp xảy ra mỗi năm, bao gồm các cuộc biểu tình hay bạo loạn với số lượng trên 50 người. Vào năm 2010, Giáo sư Đại học Bắc Kinh là ông Tôn Lập Bình, người chỉ dẫn luận văn Thạc sỹ cho ông Tập, đã ước tính có 180 nghìn vụ đụng độ lớn đã xảy ra. Nhiều người tin con số thực tế còn cao hơn nhiều. Mỗi năm, người dân Đại lục lại cảm thấy bồn chồn hơn.

(Từ trái qua phải) Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tập Cận Bình và người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân vào ngày 30/9/2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng năm 2012, ông Tập đã thanh trừng nhiều thành viên thuộc phe của ông Giang Trạch Dân. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Người dân thường cảm thấy lo âu khi sống dưới thời của ông Giang Trạch Dân. Những nguyên tắc cơ bản của xã hội đã mất đi. Trong các phòng trò chuyện trực tuyến, nhiều người phàn nàn về thực trạng của xã hội, khi mọi người chỉ quan tâm tới các lợi ích cá nhân mà quên đi các giá trị đạo đức; sự quan tâm và chăm sóc cho người khác cũng không còn.

Ông Giang còn sử dụng tham nhũng làm món quà để thưởng cho các cộng sự, những người hăng hái thực hiện các chiến dịch chính trị của ông, như cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Huy động bộ an ninh khổng lồ của nước này để thực hiện hàng loạt vụ bắt cóc, bỏ tù vô cớ và tra tấn dã man hàng triệu người dân Trung Quốc.

Bạo lực

Các cuộc vận động cũ là nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thông qua các cuộc vận động đã khiến gần 100 triệu người Trung Quốc mất đi sinh mệnh của mình, theo cuốn “Sách đen về Đảng Cộng Sản”.

Đặng Tiểu Bình đã dẫn đầu thời kỳ cải cách kinh tế. Nhưng vì để xác lập địa vị của mình, ông cũng chính là người ra lệnh tiến hành cuộc thảm sát hàng trăm nghìn sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bắc Kinh vào ngày 4/6/1989.

Tới người kế nhiệm sau, các chuyên gia phân tích về Trung Quốc nhận định, nhờ cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Giang đã củng cố quyền lực chính trị sâu rộng ở Đại Lục.

Các quyết định định tiến hành đàn áp Pháp Luân Công đã được thực hiện trong Tháng 4 và Tháng 5/1999, nhưng chính thức được bắt đầu trên cả nước vào ngày 20/7 cùng năm. Theo thống kê của nhà nước về số lượng học viên Pháp Luân Công vào thời điểm đó là 70 triệu người, trong khi các nguồn khác tiết lộ có hơn 100 triệu người Trung Quốc tham gia tập luyện môn khí công cổ xưa này vào năm 1999. Trong mọi trường hợp, cuộc đàn áp tàn bạo của ông Giang nhắm mục tiêu tới một lượng lớn người dân Trung Quốc.

Các chiến dịch chống lại Pháp Luân Công được dựa trên việc bắt cóc các học viên và cố gắng để buộc họ phải chuyển đổi tư tưởng. Theoc những người Cộng sản gọi vào thập niên năm 50, đó là “tẩy não”. Hàng nghìn trường hợp bị tra tấn đến chết được ghi nhận. Do sự khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, nên số trường hợp trên chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

Các nhà nghiên cứu và điều tra việc việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, những người bị bắt giam để làm nguồn cung cấp cho ngành cấy ghép ở Trung Quốc, đã ước tính có khoảng 62.000 người thiệt mạng kể từ năm 2000-2008. Việc thu hoạch nội tạng từ các học viên được cho là đang diễn ra, do vậy số nạn nhân vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Các nhà quan sát ở thời điểm đó cho rằng, phong trào chính trị này là cơ hội tốt để buộc các Đảng viên phải thề trung thành với ông Giang, từ đó thiết lập được quyền lực sâu rộng trên khắp đất nước Trung Quốc.

Cuộc đảo chính thất bại

Cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang vốn là một đồng minh quan trọng và được bảo trợ bởi Giang Trạch Dân. Ông Chu từng nói với Bạc Hy Lai, “Ông phải cho thấy độ dẻo dai của mình trong việc xử lý Pháp Luân Công… nó sẽ là thủ đô chính trị của ông”, theo nha báo cựu chiến binh Trung Quốc là Tương Vệ Bình tiết lộ.

Kế hoạch đảo chính nhằm lật đổ Tập Cận Bình trước khi diễn ra việc chuyển giao quyền lực vào năm 2012, ông Bạc dự định sẽ là người được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Từ đó, phe cánh của ông Giang tiếp tục chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công mà không phải lo sợ gánh chịu trách nhiệm về những tội ác đã gây ra.

Âm mưu đảo chính này đã được phơi bày ra ánh sáng vào năm 2012, và dẫn đến cuộc thanh trừng Bạc Hy Lai vào tháng 3 cùng năm bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Sau khi lên nắm quyền vào tháng 10/2012, ông Tập đã tiếp tục tiến hành chiến dịch “diệt cả hổ lẫn ruồi” nhằm loại bỏ tận gốc bè phái của ông Giang.

Các nhà phân tích chính trị cho rằng, việc nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền thường không thanh trừng triệt để các quan chức cao cấp, nhưng ông Tập buộc phải làm vậy để ngăn chặn những mối đe dọa tiềm ẩn từ phe cánh của Giang Trạch Dân.

Trận chiến cuối cùng

Bài phân tích hồi tháng 10 của Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng, là một thông báo cho Đảng và đất nước biết chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã thành công. Hiện ông Tập đã kiểm soát vững chắc các ban ngành của Đảng và phe cánh của Giang đã được loại bỏ hầu hết trên khắp cả nước. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây cũng đưa tin về các cựu Đảng viên bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Tập Cận Bình.

Nhân dân nhật báo mới đăng tải một bài có tựa đề, “Ông Tập Cận Bình định giá các Cựu cán bộ”. Bài báo trích dẫn một bài diễn văn của ông Tập về các cán bộ Đảng và các nhà lãnh đạo đã về hưu. Ông gọi cán bộ nghỉ hưu là “kho tàng quý giá”, và khen ngợi những cống hiến của họ đối với Đảng. Nhưng không ai ngạc nhiên khi bài phát biểu đó thiếu vắng một vị trí lãnh đạo cũ của Đảng là ông Giang Trạch Dân.

Trong khi, mạng lưới chính trị của ông Giang vẫn đang được duy trì rộng khắp ở quê nhà Thượng Hải. Thì với thông báo hồi Tháng 7, Thượng Hải sẽ phải đối mặt với một cuộc điều tra tham nhũng triệt để. Và 11 quan chức tham nhũng đã bị bắt vào Tháng 9 là những dấu hiệu báo trước những gì ông Tập sẽ làm đối với ông Giang, giống những gì đã xảy ra với hai đồng minh thân cận là ông Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu: điều tra và loại bỏ thân tín xung quanh trước khi tung cú đánh cuối cùng.

Bảng thông tin 

 

 

 

Theo Vietdaikynguyen.comom

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.