ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cước vận tải: Đã có doanh nghiệp bị phạt vì không giảm giá cước
Tuesday, January 20, 2015 18:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong ngày 20/1, lãnh đạo 2 bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình đã lập danh sách những đơn vị vận tải chây ì không giảm giá cước. Và đã có 2 doanh nghiệp vận tải bị phạt 30 triệu đồng vì không giảm giá cước theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Thông tin trên báo Kinh doanh & Pháp luật,trước thực tế giá xăng dầu giảm sâu mà các doanh nghiệp vận tải chây ì không giảm giá cước, ngày 20/1, Sở Tài chính Hà Nội đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Tài chính, Công an Thành phố, Cục thuế, Công Thương, Y tế đi kiểm tra các DN vận tải chưa giảm giá vé.

Theo đó, từ nay đến tháng 2/2015, đoàn liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách.

Theo Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 06/1/2015 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015. Trong đó có nội dung chỉ đạo các Sở Tài chính tiếp tục phối hợp với Sở GTVT yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải giảm cước phù hợp diễn biến giá nhiên liệu nhằm hạn chế tình trạng neo giá bất hợp lý; giám sát chặt chẽ đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện mức giá đã kê khai, nhất là xe chạy liên tỉnh, đường dài; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải công bố công khai mức giá cho hành khách đi xe biết.

Cước vận tải: Đã có doanh nghiệp bị phạt vì không giảm giá cước - Ảnh 1

Hãng taxi Vina cũng bị đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Tài chính Hà Nội xử phạt 30 triệu đồng do chây ì giảm giá cước sau khi giá xăng giảm trên 30%. (Ảnh minh họa).

Đối với các đơn vị chưa thực hiện kê khai giá, các đơn vị phải tính toán chi phí nhiên liệu trong giá thành để kê khai giảm giá cước vận tải theo xu hướng giảm giá nhiên liệu. Đối với các đơn vị đã kê khai giảm giá cước, yêu cầu các đơn vị này tiếp tục tính toán lại giá thành vận tải theo xu hướng giảm giá nhiên liệu để kê khai lại theo đúng quy định.

Trường hợp quá thời hạn quy định mà các đơn vị không thực hiện kê khai giảm giá cước theo xu hướng giảm giá nhiên liệu sẽ xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, cụ thể phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi không kê khai giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Trong ngày 20/1, lãnh đạo 2 bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình đã lập danh sách những đơn vị vận tải chây ì không giảm giá cước. Đoàn công tác liên ngành đã kiểm tra 9 DN kinh doanh vận tải, trong đó có 4 DN taxi và 5 DN vận tải hành khách tuyến cố định. Qua kiểm tra, cả 5 DN đều có thiếu sót trong việc kê khai giá, tuy nhiên do Cty TNHH Hưng Thành có mức sai phạm nặng nên đoàn công tác liên ngành đã lập biên bản xử phạt.

Với việc không giảm giá và kê khai giá không phù hợp với chi phí thực tế nên đoàn liên ngành đã xử phạt Cty TNHH Hưng Thành 30 triệu đồng; đồng thời yêu cầu chậm nhất ngày 16/1 phải giảm giá cước.

Ngoài ra, hãng taxi Vina cũng bị đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Tài chính Hà Nội xử phạt 30 triệu đồng do chây ì giảm giá cước sau khi giá xăng giảm trên 30%.

Cước vận tải: Đã có doanh nghiệp bị phạt vì không giảm giá cước - Ảnh 2

Trong ngày 20/1, lãnh đạo 2 bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình đã lập danh sách những đơn vị vận tải chây ì không giảm giá cước. (Ảnh minh họa).

Giá cước vận tải lộn xộn

Tin tức trên báo Lao Động, theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, việc để giá cước vận tải điều chỉnh chưa phù hợp với giá xăng giảm như thời gian vừa qua cần phải quản lý chặt chẽ cước phí vận tải, đảm bảo đúng cơ chế thị trường và tăng cường quản lý nhà nước. “Không thể để tình trạng cước phí vận tải lộn xộn như hiện nay, điều đó là không thể chấp nhận được. Phải thể hiện được vai trò quản lý của Nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ GTVT và các sở GTVT địa phương trong vấn đề này” – ông Thăng nhấn mạnh. Do vậy, các sở GTVT phải chủ động phối hợp với các sở tài chính và các cơ quan liên quan để quản lý bằng được giá cước vận tải, theo đúng quỹ đạo của kinh tế thị trường, nhưng phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng, giá cước vận tải phải giảm, tình trạng ùn tắc giao thông và TNGT cũng phải giảm dần dần, như vậy thì đồng tiền thuế người dân đóng cho Nhà nước mới có ý nghĩa. Tuy nhiên, ông Thanh đã không đề cập đến việc phải làm sao để chính các thành viên trong hiệp hội thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh giá cước vận tải cho phù hợp. Khi còn nhiều DN giảm giá nhỏ giọt thì ở TPHCM và Hà Nội, các đơn vị vận tải đã tăng phụ thu, trợ giá dịp Tết Nguyên đán.

Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, các DN vận tải ở 38/63 tỉnh, thành đã tiến hành giảm giá cước vận tải từ 3 – 10% trên cơ sở biến động giảm giá xăng, dầu. Giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi giảm trung bình từ 0,92 – 26,32%, mức giảm phổ biến là từ 3 – 10%. Giá cước vận tải hành khách tuyến cố định giảm trung bình từ 3 – 21,7%, mức giảm phổ biến là từ 5 – 10%.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.