ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
CÁc HuyỆt TrÊn Kinh ThỦ DƯƠng Minh ĐẠi TrƯỜng
Wednesday, February 4, 2015 20:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


1.     HỢP CỐC (L.I.-4)

Đặc điểm      :
  • Huyệt Nguyên.
  • Một trong “Lục tổng huyệt” chủ trị bệnh lý vùng mặt, miệng.
Vị trí              : Ở mu bàn tay, giữa xương đốt bàn tay 1 và 2 [1][2][3][4][6][7], chỗ lõm phía dưới [2][6]bờ ngoài xương đốt bàn tay 2 [2][3][4][6][7], ngang chỗ nối thân với đầu trên xương đốt bàn tay 2 [1].
Cách xác định: Hoặc dạng ngón cái và ngón trỏ, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ mép da nối ngón trỏ và ngón cái tay đang dạng (hổ khẩu), áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương đốt bàn 1 và 2, đầu ngón cái ở đâu nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức [1][2][4][5][6].Hoặc khép ngón cái và ngón trỏ, huyệt ở chỗ cơ nổi cao nhất, giữa xương đốt bàn 1-2 [5][6][7], ngang đầu kẽ ngón tay 1-2 [7].Hoặc huyệt ở góc giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, cạnh bờ ngoài (bờ quay) của xương đốt bàn tay 2 [3][6].

Hoặc dạng ngón cái và ngón trỏ, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa tĩnh mạch ngoài ở mu tay và xương đốt bàn tay 2, ngang chỗ nối thân với đầu trên xương đốt bàn tay 2 [1].

Chủ trị      :
  • Đau tê bàn tay, ngón tay; đau vánh tay, đau vai.
  • Đau đầu, cảm mạo, sốt không ra mồ hôi hoặc chứng ra nhiều mồ hôi.
  • Đau họng, đau răng, ù tai, viêm mũi, nghẹt mũi, chảy máu mũi.
  • Liệt mặt.
  • Đau bụng, táo bón, kiết lỵ [2][4].
  • Bế kinh [1][4][5].
Cách châm   :
  • Châm thẳng, sâu 0,5-1 thốn. Không châm cho phụ nữ có thai.
  • Cứu 5-10 phút.

LI-4

2.     THỦ TAM LÝ (L.I.-10)

Vị trí              : Dưới huyệt Khúc trì 2 thốn, trên đường thẳng nối từ huyệt Dương khê đến huyệt Khúc trì [1][2][3][4][6][7], bờ sau cơ cánh tay quay (cơ ngửa dài) [1][3], ấn vào thấy ê tức [6].
Chủ trị      :
  • Đau khuỷu tay, cẳng tay, đau vai, yếu liệt chi trên.
  • Đau răng, đau đầu, nôn nấc, say tàu xe [2][3][4].
Cách châm   :
  • Châm thẳng hoặc nghiêng, sâu 0,5-1 thốn.
  • Cứu 5-10 phút.

LI-10
3.     KHÚC TRÌ (L.I.-11)

Đặc điểm      :
  • Huyệt Hợp thuộc Thổ.
  • Bổ huyệt của kinh Đại trường.
Vị trí              : Gấp khuỷu tay, huyệt nằm trong chỗ lõm ở đầu ngoài cùng nếp gấp khuỷu tay [1][2][3][4][5][6][7], giữa đầu ngoài cùng nếp gấp khuỷu và lồi cầu ngoài xương cánh tay [6][7].
Chủ trị           :
  • Đau khuỷu tay, đau cánh tay, đau vai, yếu liệt chi trên.
  • Sốt, cảm cúm, đau họng, dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm da.
  • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón [2][4].
Cách châm   :
  • Châm thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
  • Cứu 5-10 phút.

LI-11
4.     TÝ NHU (L.I.-14)

Vị trí              : Bờ ngoài cánh tay, huyệt ở chỗ lõm nơi bám của cơ delta vào xương cánh tay [1][2][3][6][7], trên đường thẳng nối từ huyệt Khúc trì đến Kiên ngung [2][6][7], cách huyệt Khúc trì phía trên 7 thốn[1][2][4][6].
Chủ trị      : Đau cánh tay, tay không giơ lên được, yếu liệt chi trên.
Cách châm   :
  • Châm thẳng hoặc nghiêng, sâu 0,5-1 thốn.
  • Cứu 5-10 phút.

LI-14
5.     KIÊN NGUNG (L.I.-15)

Vị trí              : Chỗ lõm bờ trước-phía dưới mỏm cùng vai [1][4][6][7], giữa mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn xương cánh tay [1][2][3][4][7], khe giữa bó đòn (bó trước) và bó trước (bó ngoài) của cơ delta [1][3][6], (dạng cánh tay sẽ thấy rõ chỗ lõm [1][3][6][7] ).
Chủ trị           : Đau vai, viêm quanh khớp vai, đau cánh tay, yếu liệt chi trên.
Cách châm   :
  • Châm thẳng sâu 0,5-1,5 thốn hoặc châm kim hướng dọc theo xương cánh tay.
  • Cứu 5-10 phút.

LI-15

6.     NGHINH HƯƠNG (L.I.-20)

Vị trí                     : Huyệt là giao điểm của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi miệng [1][3][5], cách bờ ngoài chân cánh mũi 4/10 thốn [2].
Chủ trị           :
  • Viêm mũi, ngạt mũi, chảy máu mũi.
  • Đau răng hàm trên.
  • Liệt mặt.
Cách châm   :
  • Châm thẳng, sâu 0,3-0,5 thốn hoặc châm chếch lên trên vào trong sâu 1 thốn.
  • Cứu 3-5 phút. Tránh gây bỏng.

LI-20

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Bảo Châu, Lã Quang Nhiếp, Viện đông y, 1978. Châm cứu học tập 1. Nhà xuất bản Y học.
  2. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu, Bộ môn Y học cổ truyền, Trường đại học Y Hà Nội, 1999. Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học.
  3. Nghiêm Hữu Thành, Nguyễn Bá Quang. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, 2011. Giáo trình châm cứu. Bộ y tế. Bộ giáo dục và đào tạo.
  4. Trương Việt Bình, Vụ khoa học và đào tạo, Bộ Y tế, 2005. Châm cứu (sách đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền). Nhà xuất bản Y học.
  5. Phan Quan Chí Hiếu, 2007. Châm cứu học, tập 1. Nhà xuất bản Y học.
  6. Claudia Focks, 2008. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone.
  7. Peter Deadman, Kevin Baker and Mazin Al-Khafaji, 2000. A Manual of Acupuncture. Journal of Chinese Medicine Publications.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.