ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vụ HSBC giúp 26 đại gia Việt ‘giấu’ tiền: Ngân hàng Nhà nước lên tiếng
Wednesday, February 11, 2015 23:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vụ HSBC giúp 26 khách hàng Việt “giấu” tiền, và trong nhiều trường hợp giúp khách hàng trốn thuế, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiến hành tra soát vụ việc này.

Trước vụ việc HSBC đã sử dụng hệ thống ngân hàng bí mật của Thụy Sĩ để che giấu danh tính 106.000 tài khoản khách hàng tại 203 quốc gia, và trong nhiều trường hợp là giúp người gửi tiền trốn thuế, trong đó có 26 tài khoản liên quan đến Việt Nam, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiến hành tra soát vụ việc này.

Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền – Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Ngọc cho biết đã yêu cầu HSBC Việt Nam báo cáo vụ việc liên quan đến HSBC Chi nhánh Thụy Sĩ để xác minh các tài khoản liên quan đến Việt Nam. Đây là vụ việc liên quan đến uy tín của Việt Nam nên cơ quan điều tra (CQĐT) sẽ vào cuộc làm rõ.

26 khách hàng liên quan đến Việt Nam với tổng tài sản 37,5 triệu USD được đề cập trong danh sách này, trong đó 12% tài khoản có chủ nhân quốc tịch Việt Nam (có hộ chiếu Việt Nam) và người có tài sản lớn nhất hơn 12 triệu USD (tương đương 252 tỷ đồng).

Pháp lệnh ngoại hối mới được sửa đổi, bổ sung năm 2013 mới dừng ở việc cho phép các nhà băng được đứng ra cung cấp dịch vụ chuyển tiền để đầu tư, thanh toán khoản xuất nhập khẩu, cho vay, trả nợ vay nước ngoài, thu hồi nợ hay các khoản chuyển tiền một chiều để chữa bệnh, đi học, trợ cấp…

Việc cá nhân người Việt cư trú ở Việt Nam gửi tiền vào tài khoản ở nước ngoài chưa được quy định trong pháp lệnh vì vậy các ngân hàng trong nước cũng không được thực hiện dịch vụ chuyển tiền hộ các tổ chức, cá nhân để gửi tiền vào tài khoản ở nước ngoài. Việc này được một đại diện NHNN lý giải rằng, nhằm ngăn chặn một dòng ngoại tệ lớn chạy ra khỏi Việt Nam trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ còn mỏng.

“Việt Nam vẫn là quốc gia quản lý ngoại hối, cho phép làm thì mới được làm. Nhà nước có thể phạt ngân hàng nếu vẫn chuyển tiền cho khách”, vị này cho hay.

Vụ HSBC giúp 26 đại gia Việt 'giấu' tiền: Ngân hàng Nhà nước lên tiếng - Ảnh 1

Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền – Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Ngọc cho biết đã yêu cầu HSBC Việt Nam báo cáo vụ việc liên quan đến HSBC Chi nhánh Thụy Sĩ để xác minh các tài khoản liên quan đến Việt Nam. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, thông tin trên báo VnExpress, theo một chuyên gia trong ngành ngân hàng vẫn có cách để cá nhân Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng quốc tế, chẳng hạn như du học sinh, người đang công tác ở ngoài có thể gửi tiền tại nước đó. Bởi vậy, với trường hợp của HSBC, phải xác định rõ có phải nhà băng này đứng ra chuyển tiền cho khách hàng để gửi tiền ở nước ngoài hay không thì mới có thể đưa ra hướng xử lý được.

HSBC Việt Nam cũng đã phát đi thông cáo chính thức cho biết, sự việc trên liên quan đến việc đánh cắp dữ liệu xảy ra tại Ngân hàng cá nhân cao cấp của HSBC Thụy Sĩ vài năm trước đây và không ảnh hưởng tới những người không phải là khách hàng của ngân hàng.

“Khách hàng của HSBC có thể yên tâm rằng ngân hàng đã và đang thực hiện những biện pháp cần thiết để những tình huống tương tự không diễn ra lần nữa”, đại diện HSBC nhấn mạnh.

Các ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sĩ thường được các cá nhân giàu có sử dụng để quản lý khối tài sản của họ theo một cách thức bí mật. Mặc dù có nhiều lý do chính đáng để có một tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ, trong một vài trường hợp, các cá nhân đã lợi dụng điều khoản bí mật của ngân hàng để giữ những tài sản không được công bố. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng cá nhân cao cấp có nhiều khách hàng không hoàn thành những nghĩa vụ về thuế.

Nhưng theo thông tin từ HSBC, Ngân hàng cá nhân cao cấp của nhà băng này tại Thụy Sĩ đang tiến hành nhiều thay đổi triệt để trong những năm gần đây bao gồm việc áp dụng hàng loạt chương trình được thiết kế để ngăn chặn không để các dịch vụ ngân hàng của HSBC bị lợi dụng cho việc trốn thuế hoặc rửa tiền.

Bắt đầu từ 2012, ngân hàng xây dựng một chương trình minh bạch về thuế, trong đó quy định sẽ đóng tài khoản và từ chối khách hàng nếu ngân hàng có lý do tin rằng khách hàng hay khách hàng tiềm năng không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ về thuế. Đồng thời, các điều khoản và điều kiện sửa đổi cho phép HSBC được quyền từ chối giao dịch rút tiền mặt và kiểm soát chặt chẽ đối với giao dịch rút tiền nhiều hơn 10.000 USD.

Số tài khoản tại Thụy Sĩ của HSBC cũng giảm mạnh từ hơn 30.400 năm 2007 xuống còn hơn 10.300 vào cuối năm 2014. Tổng tài sản của Ngân hàng cá nhân cao cấp cũng giảm từ 118 tỷ USD xuống còn dưới 68 tỷ USD.

Nhà băng này cũng cho biết luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động điều tra những vụ việc này và thừa nhận có trách nhiệm đối với việc thiếu kiểm soát trong quá khứ.

Trước đó, như thông tin báo chí đã đưa,một tổ chức phóng viên điều tra (ICJC) đã công bố tài liệu chứa thông tin của hơn 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia đã mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ.

Dữ liệu này do Herve Falciani, một nhân viên cũ của HSBC tiết lộ vào năm 2007, ghi nhận về khách hàng từ năm 1988 đến 2007 tại chi nhánh Thụy Sĩ.

Theo đó, 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam có mặt trong danh sách này, với tổng tài sản 37,5 triệu USD. Trong số này có 12% có hộ chiếu (hoặc quốc tịch) là Việt Nam và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD.

Tài liệu cũng tiết lộ các chủ tài khoản từ Thụy Sĩ đông nhất với 11.235 người, sở hữu 31,2 tỷ USD. Các tài khoản từ Anh, Venezuela, Mỹ và Pháp đứng tiếp theo trong các danh sách này.

Các nhân viên ngân hàng HSBC bị nghi giúp khách che giấu tài khoản khỏi nhà chức trách. Các tài khoản được ngụy trang thông qua ngoại tệ khác nhau để khó có thể bị phát hiện. Gửi tiền ở nước ngoài không phạm pháp. Nhưng rất nhiều người đã dùng cách này để trốn thuế.

Theo nguồn tin trên báo Người lao động, Giáo sư Crawford Spence làm việc tại Đại học Warwick nhận định HSBC Thụy Sĩ đã đồng lõa trong việc trốn thuế và vi phạm pháp luật. Khách hàng của chi nhánh bao gồm nhiều nhà tài phiệt và chính trị gia đến từ Anh, Nga, Ukraine, Kenya, Ấn Độ, Mexico, Lebanon, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe, và Algeria.

Giải thích về các tài liệu bị rò rỉ, HSBC nhấn mạnh các tài liệu này có từ cách đây 8 năm và ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách để tránh các cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng trốn thuế và rửa tiền. Giám đốc điều hành HSBC Thụy Sĩ Franco Morra cho biết cấp dưới của mình “đã đóng các tài khoản không đáp ứng tiêu chuẩn của ngân hàng”, đồng thời lưu ý “đó là lời cảnh tỉnh về mô hình kinh doanh cũ của HSBC, chúng đã lỗi thời”.

Hiện HSBC đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự ở Mỹ, Pháp, Bỉ và Argentina.

Cảnh giác với nạn rửa tiền

Qua vụ liên quan đến HSBC, một chuyên gia tài chính NH đã cảnh báo các NH thương mại Việt Nam về công tác phòng chống rửa tiền. Theo chuyên gia này, ở Mỹ, rửa tiền trở thành vấn nạn khi các tay tài phiệt tìm mọi cách để chuyển tiền, rửa tiền bẩn thành tiền sạch nhằm trốn thuế. Chính phủ Mỹ rất quan tâm và áp dụng nhiều giải pháp hạn chế nạn rửa tiền.

Trong khi đó, ở Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm rửa tiền khó bị phát hiện. Đến nay, một số NH thương mại đã xây dựng phương án phòng chống, ngăn tiền bẩn vào Việt Nam, chủ yếu thông qua việc phát hiện các danh sách đen giao dịch đáng ngờ.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.