ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sáp nhập ngân hàng: Những cái tên nào sẽ bị ‘xóa sổ’?
Saturday, April 18, 2015 0:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Theo tuyên bố của Thống đốc NHNN, nửa đầu năm 2015 là thời điểm hoạt động M&A ngân hàng sẽ được triển khai quyết liệt nhằm tái cơ cấu hệ thống tài chính. Như vậy, sẽ có nhiều ngân hàng bị ‘xóa sổ’.

  Sáp nhập ngân hàng: Những cái tên nào sẽ bị 'xóa sổ'? - Ảnh 1 Xác định số phận nhiều ngân hàng (Ảnh minh họa) Cơ chế siết chặt, tiến hành tái cơ cấu

Trong một cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), từng báo cáo với cổ đông rằng, hành động siết chặt cơ chế của Ngân hàng Nhà nước khiến việc mở chi nhánh mới trở nên khó khăn. Muốn lớn mạnh hơn nữa thì phải mở rộng mạng lưới, và khi cơ chế siết chặt thì con đường tối ưu là hợp nhất hoặc tìm sáp nhập ngân hàng khác.

Tại hội nghị tổng kết gần đây của Vietcombank, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định: Quá trình tái cơ cấu, trong đó có hoạt động M&A ngân hàng sẽ được triển khai quyết liệt trong 6 tháng đầu năm 2015. Các ngân hàng lớn, trong đó có Vietcombank phải cùng NHNN tham gia quá trình tái cơ cấu, sáp nhập ngân hàng. Việc sáp nhập ngân hàng nhỏ sẽ không khiến ngân hàng lớn mất mát và thiệt thòi gì mà còn được nhiều thứ như mạng lưới và uy tín. Trước đó, trong buổi gặp gỡ đầu năm với báo giới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, năm 2015, chuyện sáp nhập ngân hàng sẽ vẫn được triển khai quyết liệt.

Ông Nguyễn Văn Bình nói rõ, kể từ 2015, hệ thống tổ chức tín dụng sẽ bước vào giai đoạn 2 của quá trình sắp xếp và tái cơ cấu, trong đó, nửa đầu năm 2015 được xác định là thời gian cao điểm và tất cả các ngân hàng lớn phải vào cuộc – xem như nhiệm vụ phải làm. Thống đốc khuyến khích các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV hay VietinBank tham gia sáp nhập với các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn để vừa hỗ trợ, vừa tăng quy mô và “kéo” nhau cùng phát triển.

Thực tế, sau chặng đường gần 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (giai đoạn 2011-2015) và đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay, về cơ bản việc tái cơ cấu đang được triển khai theo đúng mục tiêu, định hướng cũng như lộ trình đề ra và đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Sáp nhập ngân hàng, “xóa sổ” nhiều cái tên

Chỉ trong những tháng đầu năm vừa qua, nhiều cái tên ngân hàng như MDB, PG Bank hay MHB đã, đang và sẽ bị “xóa sổ” sau khi tiến hành sáp nhập vào các ngân hàng khác. Đây phải chăng là thực trạng “cá lớn nuốt cá bé”?

Maritime Bank và MDB

Ngày 18/03/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 1607/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận nguyên tắc Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) theo Đề án sáp nhập đã được hai ngân hàng trình.

  Sáp nhập ngân hàng: Những cái tên nào sẽ bị 'xóa sổ'? - Ảnh 2

Theo đó, sau sáp nhập, MDB sẽ bàn giao toàn bộ tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp… sang cho Maritime Bank. MDB sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình, Maritime Bank sẽ tiếp tục tồn tại và sử dụng tên gọi, thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu của Maritime Bank như trước ngày sáp nhập.

Theo hợp đồng được ký kết giữa hai ngân hàng, tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1, mỗi cổ phần của MDB do cổ đông hiện hữu sở hữu sẽ được hoán đổi thành 1 cổ phần của Maritime Bank. Maritime Bank dự kiến phát hành thêm 375 triệu cổ phần mới, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần để hoán đổi cho các cổ đông MDB.

Hiện tại, vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ đồng, của MDB là 3.750 tỷ đồng. Sau khi hợp nhất, ngân hàng sẽ có tên là Maritime Bank (MSB) với vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng.

VietinBank và PG Bank

Ngày 15/4, đề nghị sáp nhập ngân hàng PG Bank của Hội đồng quản trị VietinBank đã chính thức được cổ đông thông qua trong buổi họp đại hội cổ đông.

Theo tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, để xây dựng VietinBank trở thành ngân hàng hàng đầu, có quy mô năng lực xứng tầm khu vực, và sau một thời gian nghiên cứu, VietinBank nhận thấy Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) là tổ chức tín dụng tiềm năng để sáp nhập vào VietinBank.

  Sáp nhập ngân hàng: Những cái tên nào sẽ bị 'xóa sổ'? - Ảnh 3

PG Bank tiền thân là NHTMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập năm 1993. Hiện nay, ngân hàng này có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 25.779 tỷ đồng, tín dụng đạt 14.507 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 168 tỷ đồng.

Cổ đông chiến lược của PG Bank là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, sở hữu 40% vốn điều lệ.

Sau sáp nhập, VietinBank sẽ phát hành thêm 300 triệu cổ phiếu, 270 triệu trong số này sẽ hoán đổi lấy 300 triệu cổ phiếu của PG Bank. 30 triệu cổ phiếu còn lại sẽ phân bổ cho cổ đông hiện hữu của VietinBank trước khi sáp nhập.

BIDV và MHB

Mới đây, trong buổi họp đại hội cổ đông, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kế hoạch sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào BIDV.

BIDV cho biết, sau 17 năm hoạt động, tổng tài sản của MHB tăng hơn 110 lần so với ngày đầu thành lập; chất lượng tài sản được đảm bảo, nằm trong top 10 ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, dư nợ tín dụng dành cho ĐBSCL chiếm 50% dư nợ toàn hệ thống.

  Sáp nhập ngân hàng: Những cái tên nào sẽ bị 'xóa sổ'? - Ảnh 4

Với nguyên tắc “giữ nguyên trạng và hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1”, BIDV cho hay, việc sáp nhập dự kiến sẽ không gây xáo trộn về hoạt động kinh doanh cũng như biến động trước, trong và sau khi sáp nhập.

BIDV sẽ phát hành 336,9 triệu cổ phiếu (khoảng 3.369 tỷ đồng) để hoán đổi với MHB tỷ lệ 1:1. Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến phát hành thêm 269,2 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ (tính theo mệnh giá sẽ tương đương 2.692 tỷ đồng), chiếm 9,577% vốn điều lệ của năm 2014 (28.112 tỷ đồng).

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng thẳng thắn cảnh báo: “Tôi cảnh báo đến các ngân hàng nhỏ rằng rất khó hoạt động trong thời gian này vì khả năng cạnh tranh gần như không còn. Hơn lúc nào hết, vì lợi ích cá nhân và cộng đồng nên ngồi lại với nhau để bàn việc hợp nhất, sáp nhập”.

Nhận định về vấn đề này, theo chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu, hệ thống ngân hàng của Việt Nam quá đông khiến cho hoạt động sẽ không được hiệu quả. Việc giảm số lượng làm chất lượng ngân hàng tăng lên vì vốn tăng lên. Nói cách khác, việc sáp nhập ngân hàng càng sớm càng tốt là điều cần thiết và nên làm.

Mặt khác, theo ý kiến của bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc World Bank tại Việt Nam, việc sáp nhập chỉ là một trong nhiều biện pháp tái cơ cấu và cải cách hệ thống tài chính ở mỗi quốc gia. Nếu rơi vào tình huống ngân hàng yếu mà lại sáp nhập, “trộn” vào ngân hàng lớn hơn thì không thể giải quyết được vấn đề. Nói cách khác, sáp nhập không phải là phương án tối ưu để “cứu” các ngân hàng thoát khỏi đổ vỡ.

Kiều Hương (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.