ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Doanh nhân người lính – Bài 3: Người ‘khảm’ tâm huyết vào gỗ
Sunday, May 3, 2015 2:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Người nghệ nhân có cái tâm sáng thì mới thổi hồn vào trong tác phẩm tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tượng, mang nét thần thái linh thiêng,” nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc chia sẻ.

Miền quê Hiền Giang, Thường Tín những ngày đầu hè bình yên đến lạ, hai bên đường lúa đương thì con gái, trổ bông một màu xanh mướt, giữa cái nắng gay gắt, dừng chân quán nước để hỏi đường, như chỉ dẫn tôi men theo cầu Chiếc tìm về nhà của cựu chiến binh Nguyễn Văn Trúc, nghệ nhân ưu tú và chủ Doanh nghiệp Sản xuất điêu khắc Mỹ nghệ.

  Doanh nhân người lính - Bài 3: Người 'khảm' tâm huyết vào gỗ - Ảnh 1

Tác phẩm điêu khắc mang đậm văn hóa Phật giáo của nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc. Ảnh H.Ha Bỏ dở học nghề lên đường nhập ngũ

Ngay những ngày cả nước sục sôi khí thế chiến đấu bảo vệ miền biên giới của tổ quốc. Khi ấy người thanh niên Nguyễn Văn Trúc tròn 18 tuổi, gác chuyện học nghề giữa chừng để tham gia chiến trường biên giới phía Bắc.

Cuối năm 1984 ông chia tay chiến trường trở về quê hương để tiếp tục đam mê còn dang dở. Đầu tiên ông xin vào học nghề tại Hợp tác xã điêu khắc của địa phương. Với niềm say mê học tập và nghiên cứu bài bản.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề mộc cùng với đó là tinh thần đam mê học hỏi, đặc biệt ông Trúc nhận sự chỉ bảo tận tình của những người thầy giỏi như cụ Nguyễn Văn Thềm, cụ Trần Văn Bình.

Để hiểu hết giá trị của công việc điêu khắc và cái “hồn” của từng sản phẩm, ông thường xuyên đi các đình chùa để tham khảo các mẫu tượng, tìm hiểu những đặc trưng cơ bản, những giá trị văn hóa ẩn dưới những bức tượng Phật để khi chế tác, bên cạnh đó nghiên cứu các giá trị về văn hóa để giữ nguyên giá trị lịch sử cho mỗi tác phẩm phù hợp với từng thời kỳ.

Sau 5 năm mày mò học tập, đến năm 1989, Nguyễn Văn Trúc cùng với anh em trong gia đình bắt đầu khởi nghiệp.

Ngay từ khi thành lập doanh nghiệp nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc đã khẳng định thương hiệu cho mình găn với chữ Tín và chữ Quang. Với ông chữ Tín ở đây là chất lượng sản phẩm, vừa có giá trị về chất liệu gỗ vừa phải tuân thủ tính nguyên mẫu và gắn với giá trị thực của văn hóa lịch sử. Còn chữ Quang ở đây là sự trong sáng của tâm hồn, người nghệ nhân có cái tâm sáng thì mới thổi hồn vào trong tác phẩm tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tượng, mang nét thần thái linh thiêng.

Với ông nghiệp điêu khắc mỹ nghệ đã ăn sâu vào máu thịt, theo nghề không chỉ để làm giàu mà hơn hết nâng niu trân trọng sản phẩm ấy như một “đứa con tinh thần” để tìm ra được thần thái của các bức tượng.

  Doanh nhân người lính - Bài 3: Người 'khảm' tâm huyết vào gỗ - Ảnh 2

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc chia sẻ kinh nghiệm tạo hình tượng gỗ. Ảnh H. Ha Đi lên làm giàu từ chính đam mê và tài năng thiên bẩm

Người dân địa phương cũng như giới nghệ nhân dành cho ông những danh hiệu đáng quý: nghệ nhân xuất sắc của làng nghề trứ danh, nghệ nhân ưu tú của làng nghề Việt Nam hay người thổi hồn cho những pho tượng…cho dù ở cách gọi nào đi chăng nữa thì tài năng và sự sáng tạo của ông Nguyễn Văn Trúc là một điều đáng nể phục.

Sau gần 30 năm khởi nghiệp ông Nguyễn Văn Trúc đã làm nên vẻ vang cho vùng quê Nhân Hiền. Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là tượng Phật.

Nếu ai có dịp đến chùa Đỏ (Hải Phòng) sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca, đây là bức tượng phật bằng gỗ lớn nhất Việt Nam do nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc tự tay chạm khắc. Tượng có chiều cao 8,4m, rộng 6m, trong đó thân tượng cao 5,4m, rộng 4,4m và dày 3,8m. Để hoàn thành tác phẩm này, ông Trúc đã cùng với 10 thợ phụ chế tác trong vòng 10 tháng, tiêu tốn 60 khối gỗ mít thành phẩm.

Sản phẩm của ông không chỉ được biết đến trong cả nước mà còn được xuất khẩu ra nước nhiều nước trên thế giới.

Năm 2007, toàn bộ 74 bức tượng Phật gỗ bao gồm tượng Thích Ca, Quan âm, La hán, Di lặc, các vị Hộ pháp… trong ngôi chùa Trúc Lâm ở U-crai-na đã được chế tác dưới bàn tay của Nguyễn Văn Trúc.

Ngoài phương pháp chạm khắc truyền thống Nguyễn Văn Trúc còn tự mày mò áp dụng chạm khắc gỗ vào lĩnh vực truyền thần. Từ ảnh trực diện được phóng to, người nghệ nhân phải tưởng tượng ra hình khối đường nét trong không gian ba chiều.

Một trong những bức truyền thần nghệ nhân tâm đắc nhất là chân dung của Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 – 1993). Bức tượng do Hòa thượng Thích Tâm Hoan, trụ trì chùa Hòe Nhai đặt và được hoàn thành trong khoảng 50 đêm. Hiện bức tượng đang an vị tại chùa Hòe Nhai (Hà Nội), nơi Hòa thượng Thích Đức Nhuận từng trụ trì trước khi ngài viên tịch.

Vào thăm xưởng gỗ, được chứng kiến sự chỉ dạy tận tình của nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc với những người thợ mới thấy rõ được sự phấn khởi và tâm huyết của ông cho từng sản phẩm.

Hiện tại doanh nghiệp của ông có 40 người chủ yếu là con em địa phương và các vùng lân cận, trong đấy có 4 cựu chiến binh, còn lại là con em cựu chiến binh và gia đình chính sách. Ông Trúc chia sẻ: “Tôi đào tạo nghề theo lối cổ truyền, nghĩa là truyền nghề trực tiếp bằng cách chỉ dạy vào sản phẩm như vậy người học sẽ nhanh tiếp thu hơn.”

Thu nhập của mỗi người trung bình 5 triệu/ tháng tùy theo vào tay nghề và năng suất lao động của từng người. So với mặt bằng chung ở vùng quê thì thu nhập như vậy là cao.

Năm 2014, trong số 16 nghệ nhân vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “ Nghệ nhân ưu tú” ngành thủ công mỹ nghệ có nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc.

Ngoài ra còn có nhiều giải thưởng cao quý khác như: Nghệ nhân xuất sắc Hà Nội, nghệ nhân dân gian Việt Nam, giải thưởng bàn tay vàng, Doanh nhân cựu chiến binh xuất sắc trên mặt trận kinh tế thời mở cửa.

Nói đến nghệ nhân Trần Văn Trúc là nhắc đến một con người vừa có tâm vừa có tài. Khuôn mặt phúc hậu, lối nói chuyện khiêm tốn nhưng ở con người ấy vẫn toát lên một chí khí đầy bản lĩnh, có lẽ đó một phần cũng là bản chất vốn có của một người lính và phong thái của một người theo nghiệp thương trường từ mấy chục năm nay.

Hoàng Hà

 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.