Hiện nay nhắc đến nón bảo hiểm người ta thường nghĩ ngay đến nón bảo hiểm dành cho xe máy, tuy nhiên trên thực tế thì rất nhiều phương tiện và ngành nghề khác cũng cần sử dụng đến nón bảo hiểm như phi công lái trực thăng, ngành xây dựng, xe đua moto…
Cũng giống như các lĩnh vực khác như quần áo hay túi xách, nếu nhưng mặt hàng đó có giá cả tỉ đồng thì nón bảo hiểm cũng không ngoại lệ. Chiếc nón bảo hiểm 8 tỉ đồng của phi công F-35 lập kỷ lục là nón bảo hiểm đắt nhất thế giới. Chiếc nón bảo hiểm này được trang bị rất nhiều tính năng đặc biệt giúp đảm bảo an toàn và tạo sự thuận tiện tối đa cho người sử dụng.
Chiếc nón bảo hiểm 8 tỉ này được sử dụng chiến đấu cơ F-35 tia chớp II của không quân Mỹ, đây là một trong những hệ thống vũ khí phức tạp nhất được chế tạo trên thế giới, vì vậy nón bảo hiểm sử dùng cùng phi cơ này được trang bị những tính năng đặc biệt cũng không có gì là lạ.
Công dụng của nón bảo hiểm này không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ đầu của phi công trước những va đập. Mà công dụng của nón bảo hiểm đắt nhất thế giới này còn nhiều hơn thế.
Chiếc nón bảo hiểm tốt này được trang bị một tính năng vô cùng đặc biệt giúp nhìn thấy những gì mà máy bay không thể nhìn thấy và xóa khoảng cách giữa ngày và đêm. Bên cạnh đó sử dụng nón bảo hiểm này cũng giúp phi công có được cái nhìn toàn diện cả 6 hướng tức là khi phi công nhìn xuống dưới chân sẽ không thấy sàn mà thấy cảnh vật ở dưới máy bay, nhìn lại đằng sau thấy bầu trời phía sau. Sở dĩ có được tính năng đặc biệt này các nhà thiết kế đã thiết kễ camera 6 hướng xung quanh máy bay, chỉ cần phi công nhìn về hướng nào thì sẽ thấy cảnh vật ở hướng đó.
Trên chiếc kính chăn gió màn hình của nón bảo hiểm còn giúp cho phi công những thông tin toàn diện của máy bay như độ cao, tốc độ, và cả địa điểm của kẻ thù và những loại vũ khí phòng không trên mặt đất.
Với rất nhiều ưu điểm như vậy nhưng không có nghĩa chiếc nón bảo hiểm đặc biệt này không có nhược điểm. Khi máy bay đi vào khu vực nhiễu sóng thì hình ảnh trên nón bảo hiểm cũng bị nhiễu loạn, bên cạnh đó hình ảnh do Camera cũng cấp cũng dễ khiến phi công bị say sóng.
Khi thực hiện bay 2 người song song thì các phi công có thể trao đổi với nhau dễ dàng nhưng khi có 4 người cùng bay thì lại có nhiều vấn đề nảy sinh khiến phi công không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh.
Trong năm 2013 Lầu Năm Góc đã chuyển giao công nghệ chế tạo nón bảo hiểm này cho Rockwell Collins khi cho rằng hãng này có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế của nó
Nón bảo hiểm này là một thiết bị đặc biệt có thể giúp phi công nhìn thấy những điều mà mắt thường không thể nhìn thấy. Là một phát minh hiện đại của quân đội Mỹ.
Đây là loại nón bảo hiểm được xem là đắt nhất thế giới với chi phí sản xuất lên tới 400.000 đô la Mỹ tương đương với 8 tỉ Việt Nam đồng.
Vì sao nên vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên? và Cẩn trọng khi đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới
Nguồn Blog Rao Vat: http://www.revuemultitudes.com/tim-hieu-ve-non-bao-hiem-dat-nhat-the-gioi/