ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tình hình Biển Đông:Ấn-Trung hục hặc và bản tính xấu của Bắc Kinh
Saturday, June 6, 2015 18:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong khi cho rằng Ấn Độ không được phép khai thác dầu ở những vùng có tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc lại cho phép mình làm điều tương tự.

Theo tin tức từ báo chí Ấn Độ hôm 4/6/2015, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng New Delhi không thể tiến hành thăm dò dầu khí tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên, quan chức này lại điềm nhiên khẳng định, dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan chạy qua vùng có tranh chấp lãnh thổ giữa Pakistan và Ấn Độ không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của New Delhi.

  Tình hình Biển Đông:Ấn-Trung hục hặc và bản tính xấu của Bắc Kinh - Ảnh 1

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc hội đàm tại thành phố Tây An. (Ảnh: PTI)

Nói chuyện với một nhóm nhà báo và giới nghiên cứu Ấn Độ, tại Bắc Kinh, ông Hoàng Lệ Nhàn (Huang Xilian), Tổng Vụ phó Vụ Châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề cập đến dự án “Hành lang kinh tế” bao gồm một mạng lưới đường bộ, đường sắt, ống dẫn dầu, dài khoảng 3000 km nối liên tỉnh Tân Cương chạy qua vùng với cảng Gwadar, ở phía đông nam Pakistan.

Ấn Độ đã phản đối vì dự án này chạy qua vùng lãnh thổ Kashimir do Pakistan quản lý, nhưng Ấn Độ đòi hỏi chủ quyền, tức là vùng có tranh chấp.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích là Bắc Kinh hiểu được lo ngại của New Dehli, nhưng dự án này, không có mục đích chính trị, chỉ nhằm mục tiêu kinh tế và phục vụ cho đời sống của người dân.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với New Delhi, khi vị quan chức ngoại giao Trung Quốc nói về các hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn Độ tại Biển Đông.

Ông Hoàng Lệ Nhàn nói rằng ông không biết chính xác Ấn Độ có kế hoạch thăm dò dầu khí trong khu vực nào ở Biển Đông, nhưng nếu nằm trong vùng có tranh chấp chủ quyền thì không được. Quan chức này biện hộ: “Ấn Độ sẽ có phản ứng nếu như một công ty Trung Quốc hoạt động trong vùng có tranh chấp với các nước láng giềng Nam Á”.

Tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ khi tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ ký kết hợp đồng thăm dò dầu mỏ với Việt Nam. New Delhi đã lên tiếng bảo vệ những dự án của mình, khẳng định chúng hoàn toàn mang tính thương mại.

Ngày 31/5, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj một lần nữa khẳng định, New Delhi sẽ tiếp tục thăm dò các lô dầu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam

Với chính sách Hành động phía Đông, Ấn Độ dưới thời của Thủ tướng Narendra Modi ngày càng có tiếng nói cụ thể và sắc bén về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là về cách giải quyết cho các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông để hoá giải bất đồng. Ấn Độ đã nhiều lần nhấn mạnh tới tự do hàng hải và quyền thăm dò dầu mỏ trong khu vực.

Thanh Ngọc

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.