Tư duy Doanh nhân – Doanh nghiệp
Thursday, July 2, 2015 17:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
Hôm nay là ngày thứ 2 đầu tuần và là ngày 30.6.14 đánh dấu kết thúc 6 tháng đầu năm của mỗi doanh nghiệp. Sau khi tổng kết tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp SVG, tôi cũng muốn viết và chia sẻ điều gì đó với Cộng đồng Doanh nhân những người còn đang gặp rất nhiều khó khăn vật lộn vì sinh tồn của Bản thân và Doanh nghiệp để cùng nhau xem xét định hướng lại hoạt động của bản thân và Doanh nghiệp mình trong 6 tháng cuối năm 2014 và các năm tiếp theo.
Ngày hôm nay, để viết một điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng Doanh nhân, Doanh nghiệp thì đó chính là điều mà tôi Tâm đắc nhất và thấy mình luôn yếu nhất trong suốt quá trình trải nghiệm làm doanh nghiệp đó là “Tư duy Doanh nhân – Doanh nghiệp”.
Tôi làm bắt đầu làm quản trị nghiệp từ năm 1998, Giám đốc Chi nhánh của một Doanh nghiệp Liên Doanh, cho tới năm 2005 thì mới chính thức thành lập Doanh nghiệp độc lập- Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định Xây dựng Sao Việt, thế hệ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Luật Doanh nghiệp được ra đời. Cho tới nay tôi đã tham gia thành lập 4 doanh nghiệp và hiện tham gia làm Chủ tịch HĐQT của một công ty niêm yết trên sàn HNX có qui mô vốn trên 100 tỉ trong lĩnh vực xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vừa qua tôi cũng có tham gia bước đầu Quản trị và Tái cấu trúc Doanh nghiệp dịch vụ vận tải đường sắt cổ phần hóa đầu tiên của Việt Nam. Tôi chia sẻ sơ qua không có ý khoe bản thân mà để các bạn có nét sơ lược hình dung về bản thân công việc của tôi, và tôi cũng không muốn giới thiệu sâu về các công việc của các Doanh nghiệp mà tôi đã tham gia ngoài Công ty tư vấn Sao Việt với thương hiệu là SVG, một Doanh nghiệp con đẻ gắn với bao tâm huyết và hoài bão của mình.
Bản thân mỗi Doanh nhân chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt với những khao khát đam mê như bao Doanh nhân thành đạt khác muốn trở thành một Doanh nhân thành công thực sự đưa Doanh nghiệp của mình phát triển có chỗ đứng vững vàng trên Thị trường nhưng điều này thì quả là không đơn giản. Câu hỏi đặt ra là Điều gì khiến một Doanh nhân này có sự thành công rất khác xa so với một Doanh nhân khác ngay cả khi kinh doanh cùng một ngành nghề và thậm chí là cùng nhau phân phối một sản phẩm giống nhau với chính sách và môi trường giống nhau. Câu trả lời thì hẳn là nhiều người cũng đoán ra, đó là vì khác nhau ở Suy nghĩ – Thái độ Hành vi và Tốc độ xử lý luôn khác nhau trước một Sự việc. Nhưng cơ chế để làm nên sự khác nhau này thì nhiều người cũng chưa biết tường tận đó chính là “Tư duy và Kỹ năng hành động”. Trong chia sẻ này thì tôi chủ yếu đi sâu vào phân tích “Tư duy” còn Kỹ năng hành động sẽ là một chia sẻ khác.
“Tư duy” đó chính là Cơ chế, công thức, hành lang, phương pháp để giải quyết các vấn đề gặp phải. Trước một vấn đề, sự việc cụ thể thì Bộ não sẽ phát sinh các Suy nghĩ, theo cơ chế đó, công thức đó, phương pháp pháp đó sẽ có căn cứ để tiếp tục đưa ra được được các quyết định và cuối cùng là chuyển thành hành động.
Vậy Tư duy của một Doanh nhân sẽ phải khác một người lao động bình thường và của một Văn nghệ sĩ hay của một nhà bác học. Ta có thể gọi Tư duy của Doanh nhân theo tên gọi “Tư duy Doanh nhân – Doanh nghiệp”. Vậy đó là gì ? Thực chất đó là 2 Tư duy độc lập được gắn kết với nhau trong hoạt động của Doanh nghiệp trong đó “Tư duy Doanh nhân” thực chất đó là tư duy về Cá nhân chủ thể trong công tác kinh doanh của Doanh nghiệp còn “Tư duy doanh Nghiệp” thực chất là Tư duy về hoạt động của Tổ chức trong công tác Kinh doanh.
“Tư duy Doanh nhân” thành công sẽ giúp Cá nhân Chủ thể sẽ thành người bán hàng giỏi, kinh doanh giỏi giống như các nhân viên kinh doanh trong một doanh nghiệp hay đại lý bán hàng giỏi nhưng chưa thể giúp Chủ thể trở thành một Lãnh đạo giỏi của Doanh nghiệp vì nó đòi hỏi phải có thêm cả “Tư duy Doanh nghiệp”.
“Tư duy Doanh nhân” sẽ gắn liền với các 3 công thức cơ bản sau:
1- Công thức về Hành động: “Dám làm”. Nền tảng của Thành công đó chính hành động và trong trước khi hành động đó là “Dám làm” và làm có sự Sáng tạo, khác biệt vì Ý tưởng hay nhưng không hành động thì không bao giờ có kết quả và sự khác biệt giữa các cá nhân đó chính là Kết quả chứ không phải Suy nghĩ và Khả năng. Doanh chủ và Người làm công luôn khác nhau ở điểm này.
2- Công thức về Tiền tệ: “Hiệu quả”. Khi bỏ một Đồng tiền để đầu tư, trả bất kỳ một loại chi phí nào (bao gồm cả tiền lương cho người lao động) thì Hiệu quả luôn là tiêu chí đầu tiên được xem xét. Hiệu quả được thể hiện trên rất nhiều góc độ. Góc độ về chỉ số tài chính, chỉ số năng lực, chỉ số cảm xúc hài lòng của các đối tượng liên quan.
3- Công thức về Quan hệ: “Lợi ích”. Nền tảng của các mối quan hệ đó là “Lợi íc”. Lợi íc có thể là Vật chất có thể là Tinh thần. Ngay cả quan hệ Vợ chồng nó cũng dựa trên quan hệ “Lợi íc 2 chiều” thì mới bền vững. Một triết lý quan trọng để áp dụng trong mọi mối quan hệ đó là “Cho trước – Nhận sau” có nghĩa là bạn muốn thành công được trong các mối quan hệ thì phải cho trước giống như công thức về Tiền tệ và sau đó nhận lại bằng những thứ khác.
“Tư duy Doanh nghiệp” sẽ gắn liền với 3 vấn đề cơ bản: Lãnh đạo – Người làm công – Cơ chế doanh nghiệp trong đó sẽ có các công thức về Tổ chức:
1- Công thức về Lãnh đạo: “Nói phải đi đôi với Làm”. Cân nhắc kỹ trước khi ra Quyết định trong đó cần phải thấu hiểu và tôn trọng “Trí tuệ tập thể” để từ đó gắn kết với “Hành động của Tập thể”. Khi đã Quyết định thì phải đi đôi với Hành động quyết liệt vì sẽ rất nguy hiểm nếu Người Lãnh đạo không có tính cam kết thì sẽ dẫn đến mất niềm tin của tổ chức.
2- Công thức về Người làm công: “Không có người làm công dở mà chỉ có ông chủ dở”. Điều này có nghĩa là Sự dở của người làm công là do sự lựa chọn của ông chủ từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo và thử thách. Người lãnh đạo phải chịu 100% về kết quả của người lao động.
3- Công thức về Cơ chế: “Không có cơ chế công bằng tuyệt đối nhưng có cơ chế công bằng chấp nhận” được đó là: 1- Bộ máy rõ ràng, Phân công phân nhiệm rõ ràng, 2-Có công cụ đo lường đánh giá kết quả lao đông, 3- Có chính sách Kỷ luật – Động viên – Khen thưởng theo kết quả lao động của Cá nhân và Toàn Doanh nghiệp thì đó là Cơ chế công bằng chấp nhận được.
Tôi xin phép được dừng chia sẻ lại ở đây vì không có ý định đi khoét sâu các vấn đề về học thuật của Doanh nhân và Doanh nghiệp mà chủ yếu đi vào “3+3 vấn đề” khái quát cần phải có của một Doanh nhân – Doanh nghiệp với hy vọng giúp ích được ít nhiều đối với các Doanh nhân mới bắt đầu khởi nghiệp hoặc đang trong quá trình xây dựng hoặc đang loay hoay với sự phát triển của mình.
Một lời khuyên rất chân thành đối với các Doanh nhân đó là nên tham gia các khóa đào tạo dành cho Doanh nhân như: Đào tạo Doanh chủ, Đào tạo CEO, CFO, CPO,…. thì sẽ có những kiến thức về kỹ năng thật bài bản hơn đối với doanh nghiệp của mình. Khi đó chúng ta sẽ cùng chia sẻ sâu thêm về Kỹ năng hành động của Doanh nhân.
Xin chúc cho các Doanh nhân sẽ luôn có “Tư duy Doanh nhân – Doanh nghiệp” thành công và biến thành Hành động thành công cho Bản thân và Doanh nghiệp TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014.
Trân trọng !
Trương Duy Thắng
CEO Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế và Giám định XD Sao Việt
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo