ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ thiếu quyết đoán trong chiến lược an ninh ở Biển Đông?
Monday, August 24, 2015 20:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố của Mỹ đã không quyết liệt lên án hành động đơn phương và hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tác giả Andrew Erickson, Giáo sư trường Đại học Hải chiến Mỹ mới đây đã có bài phân tích đăng tải trên tờ Wall Street Journal (WSJ) về chiến lược an ninh mới của Mỹ đối với tình hình Biển Đông.

Điểm đáng chú ý đầu tiên trong chiến lược mới của Mỹ đó là Hoa Kỳ đã nhận ra tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế, bao gồm Ấn Độ Dương, biển Hoa Đông và đặc biệt là Biển Đông đối với lợi ích của Mỹ.

  Mỹ thiếu quyết đoán trong chiến lược an ninh ở Biển Đông? - Ảnh 1

Giáo sư Andrew Erickson hiện đang công tác tại trường Đại học Hải chiến Mỹ.

Hai phần ba sản lượng dầu thế giới vận chuyển thông qua Ấn Độ Dương, với hơn 15 triệu thùng dầu mỗi ngày qua eo biển Malacca năm 2014. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sở hữu 8 trong số 10 hải cảng sầm uất nhất trên toàn cầu.

Biển Đông là khu vực sở hữu lượng tài nguyên, hải sản dồi dào với 10% sản lượng thủy sản toàn cầu, có thể chứa tới 11 triệu thùng dầu và 190 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên.

Chiến lược cũng nhấn mạnh những tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc trên biển. Hải quân Trung Quốc sở hữu số lượng tàu nhiều nhất châu Á, với hơn 303 tàu chiến, so với 202 tàu chiến của cả Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Quy mô và số lượng tàu thực thi pháp luật biển của Trung Quốc cũng vượt trội, khẳng định ưu thế của Bắc Kinh so với các quốc gia khác trong khu vực.

Tài liệu do Lầu Năm Góc công bố cung cấp dữ liệu, cho biết Trung Quốc đã cải tạo đảo nhân tạo phi pháp với quy mô 2.900 hécta. Trung Quốc đã xây dựng gấp 17 lần diện tích đảo nhân tạo chỉ trong vòng 20 tháng. Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền phải dựa trên các đảo có đặc trưng tự nhiên.

Bên cạnh đó, chiến lược đã khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực. 60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ hiện diện ở Thái Bình Dương cho đến năm 2020. Mỹ hiện đang nâng cấp tàu sân bay, chế tạo 3 tàu khu trục tàng hình mới nhất, triển khai tàu đổ bộ tấn công, hai tàu khu trục lớp Aegis, một tàu ngầm tấn công và các máy bay tiên tiến. Các khí tài quân sự này được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại và tập trung vào lĩnh vực tên lửa.

Mỹ cũng cam kết tăng cường hợp tác, tiến hành diễn tập quân sự và giúp đỡ tăng cường năng lực hàng hải của các đối tác trong khu vực.

Tuy nhiên, Giáo sư Andrew Erickson cho rằng, chiến lược của Mỹ vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Chiến lược an ninh hàng hải đã không quyết liệt lên án hành động tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ nên tiến xa hơn và khẳng định đường 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền là không có giá trị dựa trên luật pháp quốc tế, Giáo sư Erickson nhận định.

  Mỹ thiếu quyết đoán trong chiến lược an ninh ở Biển Đông? - Ảnh 2

Tàu chiến Mỹ neo tại Vịnh Subic, Philippines năm 2014.

Giáo sư Erickson chỉ trích chiến lược an ninh hàng hải của Mỹ đã tập trung quá nhiều vào mục tiêu giảm căng thẳng khiến cho Washington trở nên thận trọng quá mức.

Nhằm làm giảm căng thẳng, chiến lược liên tục nhấn mạnh Mỹ bày tỏ “quan ngại” đối với Bắc Kinh với những dấu hiệu cho thấy Washington không có tác động thực tế nào.

Tài liệu cũng tiết lộ rằng, Trung Quốc đã được mời tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2016 với mức độ giống như năm 2014. Điều này cho thấy những điểm yếu cốt lõi trong chính quyền của Tổng thống Obama. Tổng thống Mỹ dường như không sẵn sàng cho một vai trò lâu dài đối với các vấn đề quốc tế cũng như nhằm đảm bảo các mục tiêu của Mỹ.

Theo Giáo sư Erickson, Mỹ cần sẵn sàng chống lại các hành động tiêu cực của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc không phải nhận lấy bài học thích đáng đã khiến cho Bắc Kinh tiếp tục đơn phương đe dọa đến an ninh và ổn định trong khu vực.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã kịp thời triển khai chiến lược tự do hàng hải nhằm bảo toàn khu vực kinh tế, chính trị và sự hiện diện quân sự.

Hành động như vậy là cần thiết đề phòng tình huống xấu hơn có thể xảy ra bởi Giáo sư Peter Dutton, đến từ Đại học Hải chiến Mỹ đã từng nhận định, “luật pháp, quy tắc, nguyên tắc và chuẩn mực đem đến sự ổn định trong lĩnh vực hàng hải toàn cầu của thế kỷ 20 là chịu áp lực từ hành động của Trung Quốc”.

Nhìn chung, Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương năm 2015 của Mỹ đã có những bước tiến nhưng chưa tiếp cận trực tiếp đối với vấn đề căng thẳng ở Biển Đông.

Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.