Đôi điều về pháp vương Drukpa
Saturday, October 10, 2015 2:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Gần đây có nhiều thông tin lẫn lộn liên quan tới quý ngài “pháp vương” Drukpa, người được xưng tụng là bồ tát tái sinh, được nhiều phật tử Việt Nam mến mộ, nên mình cũng bỏ chút công ra tìm hiểu thực hư xem thế nào.
Sau đây là báo cáo thu hoạch:
1. Danh xưng pháp vương dành cho ngài là hoàn toàn bịa đặt, vì đó là danh xưng chỉ duy nhất Đức Phật được dùng. Đừng nói cái gì mà Nhiếp Chính Vương cho ông em trai đi cạnh, cứ như thể một triều đình thu nhỏ. Ngài chỉ đơn giản gọi là người đứng đầu truyền thống Drukpa, chấm hết.
Link tham khảo: http://thuvienhoasen.org/
2. Dòng Drukpa chỉ là một dòng bé tí hon trong các dòng mật tông Tây Tạng, và quý ngài của chúng ta cũng không hề có tên tuổi gì lớn, thậm chí gần như trên thế giới không ai biết, chứ không phải một nhân vật vĩ đại được khoa trương rầm rộ như báo đài VN quảng cáo. Những điều ngài dậy về giáo pháp phải nói là tạp nham và ngài cũng chỉ có chút danh tiếng vì các hoạt động bảo vệ môi trường, hô hào giáo dục (thiết nghĩ là của 1 nhà hoạt động xã hội chứ không phải của 1 vị tu hành). Nên nhớ Đức Phật bản thân ngài chưa bao giờ lập quỹ từ thiện hay hô hào hoạt động xã hội. Đó là việc của Bill Gates và các nhà kinh doanh.
3. Ngài có tuyên bố mang tới VN 1 tượng phật 2000 năm để trấn yểm ở bảo tháp Tây Thiên. Vài ngày sau dường như cảm thấy có hơi quá lố nên ngài sửa lại trên trang web thành 1200 năm. Vì sự thật là các tượng phật cổ nhất trên thế giới cũng chỉ có xấp xỉ 2000 năm thôi, mà toàn là bằng đá chứ không phải bằng đồng. (Google: oldest buddha statues in the world).
Thôi được tạm tin vào con số 1200 năm. Bây giờ ta thử viếng thăm bảo tàng cổ vật ở Patan, Nepal, nơi trung tâm của các cổ vật phật giáo.
Có thể thấy bức tượng đồng cổ nhất của Đức Phật ở đây là tầm 900 năm tuổi (thế kỷ 12). Vậy câu hỏi là ở một nơi được coi là thánh địa Phật giáo như Nepal, tại địa điểm xuất phát ra ngành đúc tượng, trong bảo tàng của nó cũng chỉ có đến 900 năm tuổi. Vậy ngài Drukpa – vốn không phải vĩ nhân vip gì – làm sao có thể kiếm ra một cái tượng phật tận 1200 năm tuổi, giá trị có thể nói là không thể đo lường được, mang tặng miễn phí cho Việt Nam? Chưa kể là luật Nepal không cho phép mang ra khỏi đất nước bất cứ đồ vật cổ nào trên 100 năm tuổi, vì đó được coi là tài sản văn hóa quốc gia, ai mang ra làm ơn vào tù bóc lịch. Và không chỉ Nepal, tất cả các quốc gia đều có luật vô cùng nghiêm ngặt với các tài sản mang tính văn hóa cao như thế này. Vậy ngài biến hóa nó từ đâu ra, hay là ngài nhập định lên cõi trời rước nó xuống 1 cách miễn phí? Hoặc một khả năng nữa là ngài lấy tạm cái tượng chợ trời nào đó và nói vống lên cho oai.
4. Ngài dậy một đằng làm một nẻo: trong buổi nói chuyện với các tín đồ Việt Nam, ngài chia sẻ ràng sống đơn giản thì sẽ hạnh phúc, rằng nào là con người thường có thói quen nuông chiều bản thân. Đơn giản như việc tắm, chỉ cần 5 lít nước là có thể sạch sẽ nhưng mọi người đang sử dụng nước vô cùng lãng phí. Có người sử dụng hàng trăm lít nước chỉ để cho việc làm sạch cơ thể.
Cử tọa vỗ tay rào rào. Nhưng không ai nhìn vào tay ngài xem cái đồng hồ ngài đeo nó giản dị như nào…
Và ngài cũng tiện tay tặng luôn giáo hội PGVN có 10 tỷ đồng để gọi là bôi trơn, theo một phong cách chụp ảnh vô cùng khoa trương đậm tính quảng cáo. |
5. Ai đã đưa ngài vể Việt Nam? Xin thưa là thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương. Báo cáo quý vị là ai ở cái xứ VN này thì đều phải hiểu chùa Hương là cái chỗ nhốn nháo ăn tiền như thế nào, bản thân vị trụ trì này cũng dính phải vụ scandal 1200 bao tải tiền của tín đồ mang đi cúng. Vâng 1200 BAO TẢI tiền.
6. Việc ngài tự do ra vào Tây Tạng cho thấy ngài có quan hệ RẤT TỐT với chính quyền Trung Quốc. Ai từng đi Tây Tạng thì hiểu chính quyền Trung Quốc quản lý nghiêm ngặt thế nào, đặc biệt với giới tu sĩ, bản thân Dalai Lama cũng phải lưu vong và bị cấm cửa vào Tây Tạng. Tham vọng của TQ là kiểm soát toàn bộ hoạt động tôn giáo ở đây, họ thậm chí còn tuyên bố cấm Dalai Lama đầu thai? Còn nữa, trú xứ của tu viện Drukpa là ở đâu, xin thưa là ở Nangchen Thanh Hải Trung Quốc. Vậy một tu sĩ thuộc dòng mật tông Tây Tạng được phép tự do truyền giáo trong phạm vi quản hạt của chính quyền Trung Quốc nói lên điều gì? Điều đó không phải đã rõ như ban ngày rồi sao?
7. Tạm thời xâu chuỗi lại các vấn đề với nhau, ta thấy có một tu sĩ: tự mang danh xưng của Phật, không có thành tựu gì được công nhận trong giới tu hành, có vài ghi nhận trong hoạt động xã hội, vô cùng giầu có và ngoại giao rất khéo, có quan hệ rất tốt với chính quyền Trung Quốc, giỏi chém gió (tượng phật 1200 năm), dậy một đằng làm một nẻo.
Và vị pháp sư này liên tục tổ chức lễ trấn yểm cho cái gì tại Tây Thiên, nơi được coi là trung tâm tâm linh của nước Việt Nam? Lịch sử cho thấy Trung Quốc đã LUÔN muốn trấn yểm Việt Nam, nổi tiếng nhất là trường hợp của Cao Biền. Và thật “tình cờ”, như chúng ta thấy, dòng truyền thừa này hiện ngụ tại Trung Quốc, được sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc.
Điều đó nói lên cái gì, các tín đồ Việt Nam thuần thành, các vị thiện nam tín nữ thân mến? Tôi xin để lại câu trả lời cho các bạn tự tìm hiểu tiếp.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo