Reuters đưa tin, tháng năm này sẽ mãi đi vào lịch sử khi tên phát xít cuối cùng trong Thế chiến thứ hai đã gửi lời xin lỗi về những hành động gây ra trong quá khứ
Reinhold Hanning gia nhập quân đội Đức vào năm 1942, theo bản cáo trạng công bố thì ông được giao tới “tiêu diệt” những người Do Thái ở Auschwits. Hanning bị báo cuộc đã giết hại 35 thành viên của một gia đình trong trại tập trung ở Auschwits. Nhưng ở các phiên xét xử trước, tội phạm 94 tuổi này chưa bao giờ thừa nhận tội lỗi của mình.
Cho tới ngày hôm nay, cựu tù binh Reinhold Hanning lần đầu tiên tuyên bố: “Tôi chân thành xin lỗi và xấu hổ về những hành động của mình. Tôi đã phạm một sai lầm vô cùng to lớn khi có mặt trong hàng ngũ của tội phạm sát nhân giết người hàng loạt. Tôi chưa bao giờ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hành động tàn bạo đó”, Hanning nói trong sự ăn năn.
Cựu tù binh Reinhold Hanning đã chịu thừa nhận sai lầm của mình |
Tiến sỹ Cornerlius Nestler, một trong những luật sự đại diện cho người sống xót sau thảm sát phát xít Đức đưa ra bình luận về lời xin lỗi này: “Trong thế giới ngày nay khi mà thật dễ dàng để đưa ra lời xin lỗi. Nhưng nó lại là một sự kiện chấn động khi mà người thực hiện vụ thảm sát Holocaust và tội ác của Đức Quốc xã lại không bao giờ thừa nhận tội trạng của mình, họ chưa bao giờ xin lỗi cho bất cứ điều gì”.
Cách đây hơn 70 năm, ngày 20/11/1945, tòa án Nuremberg (thuộc thành phố Nuremberg, Đức) đã khai mạc phiên xét xử đầu tiên. Tòa án tội phạm chiến tranh Nuremberg được coi là đã xác định một tiền lệ quan trọng, là cơ sở cho việc truy tố các tội phạm chiến tranh sau này và cho Tòa án Tội phạm Quốc tế.
Cũng tại phiên tòa Nuremberrg, các nhà lãnh đạo chính phủ buộc trách nhiệm cá nhân của các binh lĩnh về các hành động của họ trong chiến tranh. Tuy nhiên hầu hết các bị cáo đều tuyên bố họ không biết hoặc không chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra.
Time dẫn lời Benjamin Ferencz, công tố viên trưởng của phiên tòa Nuremberg: “Tôi vẫn nhớ như in khi khi tham gia phiên một tội phạm có tên là Otto Ohlendorf. Hắn khăng khăng phủ nhận: “Tôi chỉ làm nhiệm vụ của mình, tôi không hề phạm sai lầm gì cả. Người Do Thái ở Mỹ phải chịu những hình phạt đó là rất xứng đáng””, công tố viên kể lại. Về sau, tên tội phạm này cũng chịu án tử hình dù hắn không nhận tội.
Ngay cả với một kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời Adolf Eichmann, ông ta không hề phạm tội giết người nhưng là thành viên đứng ra trục xuất hàng loạt người Do Thái đến trại tập trung. Vậy nên đứng trước tòa án Nuremberg, Adolf vẫn miêu tả mình “là một nhân viên bình thường và không hề có thù oán với người Do Thái. Tôi không hề ra lệnh giết bất cứ người Do Thái nào”, Adolf khẳng định.
Chính trong phiên tòa lịch sử ngày 5/5 vừa qua, tội nhân 96 tuổi này thừa nhận: “Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, chúng tôi được tâm niệm rằng không bao giờ phải nhận tội lỗi của mình và biểu hiện bất cứ tình thương nào cho các nạn nhân. Tôi cũng chưa bao giờ thấy bất cứ người Đức nào tới gặp tôi và nói rằng tôi phải xin lỗi về hành động đã xảy ra trong thời gian ở Đức”.
Hanning cũng giải thích thêm, những hành động của ông rất ghê tởm nhưng tâm lý của những kẻ giết người hàng loạt đó là không cho phép mình nói lời xin lỗi.
Chiến tranh đã lùi rất xa, Đức đã đi một chặng đường dài và đang có những bước phát triển vượt bậc. Người Đức chưa bao giờ cho phép mình quên đi quá khứ, không cho phép quá khứ chôn vùi cùng với nạn nhân. Vậy nên lời xin lỗi của Hanning tuy muộn màng nhưng mở ra một chương mới trong lịch sử nước Đức.
Phương Anh