ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia quốc tế ‘hiến kế’ cứu hệ sinh thái Biển Đông (kỳ cuối)
Sunday, June 12, 2016 14:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước tình trạng hệ sinh thái Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng…

Như báo Người Đưa Tin đã đề cập ở các kỳ trước, các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng hủy hoại và làm suy thoái các rạn san hô, suy giảm lượng cá. Đây vốn là nguồn thực phẩm nuôi sống một lượng lớn dân số hiện sinh sống tại các quốc gia trong khu vực.

Các nỗ lực để cân bằng giữa lợi ích kinh tế với vấn đề an ninh tại Biển Đông đòi hỏi sự hợp tác nghiên cứu và phương hướng giải quyết của các nhà khoa học trên thế giới. Đã đến lúc các nhà khoa học cần đưa ra tuyên bố chung nhằm kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động trái phép tại ở Biển Đông. Bởi sự thay đổi môi trường là vấn đề toàn cầu, không phải công việc đơn lẻ của bất cứ quốc gia nào.

  Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' cứu hệ sinh thái Biển Đông (kỳ cuối) - Ảnh 1

Trung Quốc bị cáo buộc đã lấn biển tại 6 bãi cạn và đảo ngầm ở Trường Sa, mở rộng diện tích nổi lên gấp 5 lần. Ảnh: BBC

Nhà hải dương học Paul Berkman, nguyên Giám đốc chương trình Địa chính trị đại dương Bắc cực tại Viện nghiên cứu địa cực Scott (Anh) cho rằng: “An ninh môi trường là một cách tiếp cận tích hợp để đánh giá và ứng phó với những rủi ro cũng như những cơ hội ạo ra từ thay đổi của môi trường”.

Chuyên gia của The Diplomat cho biết, mặc dù đây không phải là vấn đề mới nhưng vấn đề cấp bách là chính phủ các nước, các nhà hoạch định chính sách nên dành thời gian nghiên cứu để thiết lập các mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường và an ninh quốc gia. “Giải pháp ở đây là gì? Theo tôi nghĩ để giải quyết những thách thức về an ninh môi trường cần sự kết hợp giữa chính sách và khoa học. Đây là sự kết hợp rất quan trọng”, nhà hải dương học Paul Berkman đề xuất.

Hồi tháng 2/2015, giáo sư John McManus, nhà sinh học biển uy tín của Trường Đại học Miami (Mỹ), người đã bắt tay vào nghiên cứu về sự hình thành của những rạn san hô tại Biển Đông từ đầu thập niên 1990. GS MCManus đã từng tiến hành các hoạt động nghiên cứu dưới nước tại khu vực Biển Đông và khẳng định có những núi san hô chết tại đây.

Các hình ảnh vệ tinh của Google cũng cho thấy hiện trạng khu vực các đảo nhân tạo mới được Trung Quốc xây dựng tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trước khi chúng được xây dựng đã xuất hiện rất nhiều tàu khai thác của Trung Quốc hoạt động tại các khu vực san hô ở đây.

  Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' cứu hệ sinh thái Biển Đông (kỳ cuối) - Ảnh 2

Trung Quốc đang ráo riết xây dựng công trình kiên cố trên Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: The Diplomat

Rõ ràng những thiệt hại từ hoạt động nạo vét của Trung Quốc là không thể khắc phục được, nhưng hiện tại vẫn còn quá nhiều các tàu loại này hoạt động. Điều này còn có thể làm giảm lượng các loài cá quý hiếm tại đây, xa hơn có thể gây ra sự tuyệt chủng các loài sinh vật tại các khu vực dọc Biển Đông.

GS McManus khuyến cáo rằng: “Các khu vực rạn san hô còn sót lại sẽ bị “giết chết” nếu như cát và bùn từ các đảo nhân tạo rò rỉ và bao phủ lên chúng. San hô sẽ bị hủy hoại giống như những gì đang xảy ra xung quanh những chiếc tàu nạo vét của Trung Quốc. Phải mất cả nghìn năm để hình thành một rạn san hô hoàn chỉnh, tuy nhiên việc tôn tạo đảo đã làm san hô tại Biển Đông có thể mất đi vĩnh viễn”.

  Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' cứu hệ sinh thái Biển Đông (kỳ cuối) - Ảnh 3

Phải mất cả nghìn năm để hình thành một rạn san hô hoàn chỉnh, tuy nhiên việc tôn tạo đảo đã làm san hô tại Biển Đông có thể mất đi vĩnh viễn. Ảnh: BBC

Người dân trong khu vực chính là những người phải gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động môi trường do các bãi san hô bị hủy hoại. Chuyên gia của The Diplomat đã đưa ra gợi ý về việc những ngư dân sinh sống tại vùng biển này nên hình thành mạng lưới hành động bảo vệ các rạn san hô, tương tự như mạng lưới hành động vì rừng nhiệt đới toàn cầu.

Đồng thời, GS McManus cũng đề nghị các nhà khoa học nên hợp tác với nhau hình thành và phát triển Ủy ban khoa học quốc tế về Biển Đông. Ủy ban này sẽ là nơi các nhà khoa học uy tín trên thế giới chia sẻ quan tâm của mình đến các vấn đề đa dạng sinh học biển và sự bền vững môi trường ở Biển Đông.

  Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' cứu hệ sinh thái Biển Đông (kỳ cuối) - Ảnh 4

Nhiền rạn san hô chết trắng dưới đáy biển sau khi bị ngư dân Trung Quốc chặt phá. Ảnh: BBC

GS McManus một lần nữa khẳng định các rạn san hô là “lá chắn” hệ sinh thái của Biển Đông. Do đó, đã đến lúc người dân tại các nước trong khu vực cần tham gia cùng các nhà khoa học biển để hình thành mạng lưới hợp tác bảo vệ hệ sinh thái của Biển Đông. Tất cả chính phủ các nước cần lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước những hành động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại biển Đông. Và cần hành động ngay trước khi quá muộn.

Xem thêm >>> Sự thật nào sau khẳng định của nhà khoa học Trung Quốc?(7)

Phương Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.