ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Euro 2016 sẽ ảnh hưởng thế nào tới việc Anh rời khỏi EU?
Thursday, June 23, 2016 2:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bóng đá luôn có mối quan hệ kỳ lạ với chủ nghĩa dân tộc. Nhiều quan điểm cho rằng chính phong độ của Anh tại Euro 2016 sẽ quyết định lá phiếu Brexit.

Ngày 23/6 (giờ địa phương), cuộc trưng cầu bỏ phiếu về việc Anh sẽ ở lại EU hay ra đi sẽ được diễn ra. Điều trùng hợp đó là ngay lúc này đội tuyển bóng đá Anh cũng đang có mặt tại Pháp để dự giải bóng đá lớn nhất châu Âu – Euro 2016. Với một đất nước được coi là cái nôi của nền bóng đá thế giới, sự hâm mộ cuồng nhiệt của con người nơi đây với bộ môn túc cầu dường như đã trở thành một điều có thể chi phối tất cả mọi vấn đề trong đời sống, xã hội.

  Euro 2016 sẽ ảnh hưởng thế nào tới việc Anh rời khỏi EU? - Ảnh 1

Anh được coi là quốc gia hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt nhất thế giới.

Trong khi hàng triệu người dân nước Anh đang đồng lòng hướng về các cầu thủ tại Euro 2016 thì dường như Brexit lại đang điều khiến nước Anh chia rẽ.

Thủ tướng David Cameron – người ủng hộ cho việc Anh ở lại EU đã từng lên tiếng thuyết phục người dân rằng: “sẽ tốt hơn nếu chúng ta ở lại châu Âu và bất kỳ người hâm mộ bóng đá nào cũng không muốn rời khỏi đây”.

Bóng đá và chủ nghĩa dân tộc

Dù khó tin nhưng bóng đá dường như có tác động mãnh liệt đến chủ nghĩa dân tộc của một quốc gia. Năm 1990 khi Nam Tư sụp đổ, giải bóng đá quốc gia nước này vẫn được tiếp tục dù cuộc bầu cử đầu tiên của Croatia đã diễn ra trước đó một tuần. Phe ủng hộ Croatia độc lập khi đó đã giành được đa số phiếu.

Trong trận đấu giữa Red Star Belgrade (Serbia) và Dinamo Zagreb (Croatia), bạo lực đã nổ ra trên sân cỏ bởi chủ tịch của CLB Red Star, ông Belgrade, đồng thời là chủ tịch đảng thống nhất Serbia Željko Ražnatović, có quan điểm không ủng hộ Croatia giành độc lập.

Trong lúc cảnh sát có mặt để dẹp vụ ẩu đả, Zvonimir Boban, một trong những cầu thủ của Zagreb đã “đá” một cảnh sát trong sự giận dữ – hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Croatia trong thời kỳ đó.

Tiến sĩ Nikos Skoutaris , một chuyên gia về xung đột quốc tế tại Đại học East Anglia, đã nói rằng trận đấu này cũng chính là “khởi nguồn cho cuộc nội chiến giữa Croatia và Serbia”.

Tương tự đó, trong giải đấu Euro 2008, khi Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại Croatia trên chấm phạt đền ở Vienna để tiến vào bán kết, thì ở Mostar, thành phố ở miền nam Bosnia-Herzegovina đã xảy ra cuộc ẩu đả sắc tộc. Mostar có một nửa là người Bosnia theo Hồi giáo (được hỗ trợ bởi Thổ Nhĩ Kỳ) và một nửa là dân tộc Croatia. Buổi tối hôm đó, người hâm mộ hai bên ném chai lọ và nổ súng khiến cảnh sát phải phong tỏa trung tâm thị trấn.

Phong độ của Anh ở Euro 2016 sẽ quyết định Brexit

So sánh với Anh hiện tại, quốc gia này không có bất cứ mâu thuẫn nào với các nước ở châu Âu, bởi vậy một xung đột là không thể xảy ra. Tuy nhiên nó sẽ có sự ảnh hưởng theo một chiều hướng khác.

Mối quan hệ giữa bóng đá và chính trị sẽ không thể nhắc đến ví dụ về sự thất bại đầy bất ngờ của thủ tướng Anh Harold Wilson vào năm 1970 khi đội tuyển Anh bị Đức đá văng khỏi World Cup chỉ bốn ngày trước ngày bầu cử.

  Euro 2016 sẽ ảnh hưởng thế nào tới việc Anh rời khỏi EU? - Ảnh 2

Đội tuyển Anh góp phần tác động không nhỏ vào lá phiếu Brexit sau khi đã tiến bước vào vòng 16.

“Thất bại đó khiến cả nước Anh u sầu”, nhà báo bóng đá Keir Radnedge nói với BBC, “Do đó, họ muốn tìm kiếm một điều đó mới mẻ hơn để thay đổi tâm trạng của mình. Trong trường hơp này đó là một chính phủ mới”.

May mắn thay cho David Cameron, cho đến cận kề cuộc trưng cầu dân ý, Anh vẫn đang thi đấu khá tốt khi thời điểm cuộc trưng cầu dân ý rơi ở giữa vòng đấu bảng và vòng mười sáu đội. Với việc Euro năm nay mở rộng lên đến 24 đội, cơ hội để Anh đi tiếp dễ dàng hơn là bị loại.

Euro 2016 thu hút sự chú ý của Vương quốc Anh khi xứ Wales lần đầu tiên trở lại một giải đấu quốc tế kể từ năm 1958 và Bắc Ireland là từ năm 1982. Đó là một điều khiến người Anh cảm thấy hứng thú và tự hào. Nếu như cả xứ Wales và Bắc Ailen vẫn còn tiếp tục ở lại Pháp vào ngày 23/6 này, nó sẽ là một yếu tố gây tác động không nhỏ cho cuộc trưng cầu dân ý.

“Nếu nước Anh, xứ Wales và Bắc Ireland cùng nắm tay nhau vào vòng loại trực tiếp nó sẽ tạo ra một “yếu tố cảm giác” khiến nhiều người sẽ chọn ở lại”, tờ Daily Star dự đoán. “Tuy nhiên, chỉ cần một đội ra về, kết quả Brexit sẽ thật khó đoán”.

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng sự thành công trong các sự kiện thể thao quốc gia tăng niềm tự hào dân tộc, do đó dẫn đến thành kiến ​​lớn hơn đối với nước ngoài – điều này có thể khiến người Anh dứt khoát trong việc rời EU hơn. Tuy nhiên các học giả khác lại cho rằng đất nước đang trong trạng thái tích cực sẽ có sự đồng lòng hơn, đoàn kết hơn và có xu hướng ủng hộ chính phủ – điều mà ông Cameron đang rất cần lúc này.

Trong một nghiên cứu của các học giả tại Đại học Oxford và Đại học Hellenic, một nhóm người dân Hy Lạp đã được khảo sát về định kiến của họ với người thiểu số trước và sau khi trận đấu sống còn ở World Cup 2014 giữa đội tuyển quốc gia Hy Lạp và Bờ Biển Ngà diễn ra.

Sau khi Hy Lạp thắng và lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào vòng 16 đội, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thái độ của người dân Hy Lạp với người mà họ “kỳ thị” có phần thoải mái hơn.

Bác sĩ Charlie Whelan, phụ tá của cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, chia sẻ với BBC rằng, ở Anh, vì sự chi phối mạnh mẽ của bóng đá, các chính trị gia luôn tránh đưa ra các vấn đề xung đột chính trị nào trùng với thời điểm diễn ra các giải đấu lớn.

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.