ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bob Kerrey và đại học Fullbright – Họ đã nghĩ gì vậy?
Monday, July 11, 2016 6:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly80LmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tRlhoMDNvN2lHOEEvVjRGTDViZ0M3bEkvQUFBQUFBQUFlVnMvak1jZklkSGNrM1U1OVd4UE5PYmZTVTIweWgtZTR1dDd3Q0xjQi9zNjQwL0JvYiUyQktlcnJleSUyQmFuZCUyQkZ1bGJyaWdodCUyQlVuaXZlcnNpdHkuanBn

Một bài viết rất đáng đọc và suy nghĩ về “tiêu chuẩn kép” trong sự “tha thứ” của người Việt. Vụ việc BOB KERREY trong mắt nhìn của 1 nhà giáo dục Mỹ – Tác giả là Tiến sĩ Mark Ashwill, giám đốc điều hành tổ chức giáo dục Capstone Việt Nam. Bài đăng trên tạp chí University World News vào ngày hôm qua, 8/7/2016.

(Ngồi dịch 1 buổi không thấy tiếc công – Tặng mọi người tham khảo.)
BOB KERREY VÀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT – HỌ ĐÃ NGHĨ GÌ VẬY?
“Đơn giản là người ta không thể tham gia vào một hành động man rợ mà không trở thành man rợ… Người ta không thể bảo vệ các giá trị nhân văn bằng bạo lực có tính toán trong khi không có lý do gây sự, mà không làm tổn thương chết chóc chính những giá trị mà người đó đang cố gắng bảo vệ.” – J. William Fulbright, “Sự ngạo mạn của Quyền lực”.
Hãy thử tưởng tượng đi, chuyện gì sẽ diễn ra nếu 1 trường đại học ngoại quốc tại Hoa Kỳ bổ nhiệm một cá nhân đã giết chết thường dân Mỹ – hoặc giết bất cứ một ai khác – vào chức chủ tịch hội đồng tín thác?
Hoặc như 1 ví dụ về Châu Âu hậu Đại chiến II, đưa ra bởi David Marr, một nhà sử học Mỹ nghiên cứu về Việt Nam đồng thời là Giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Australian: “Nếu sau chiến tranh, Chính phủ Tây Đức đã chọn một cựu sĩ quan quân đội Đức đã giết (hoặc chỉ huy giết hại) thường dân Pháp không vũ trang, đứng đầu Viện Goethe tại Paris, bạn có nghĩ rằng Chính phủ Pháp sẽ chấp nhận điều này không? Trở lại thêm 1 bước, liệu Bonn có đời nào đã chọn ngay một người như vậy không? “
Phản ứng có phải là “tha thứ và quên đi” không, hay là phẫn nộ rằng Trường Đại học, Chính phủ, và những “cổ động viên” đã mù quáng đến thế, thiếu nhạy cảm đến thế, và thiển cận đến mức chọn 1 kẻ với quá khứ tối tăm như vậy cho 1 vị trí quan trọng như vậy?
Còn về cựu sĩ quan Đơn vị biệt kích SEAL Thủy quân lục chiến, người đã thừa nhận đã tham gia vào vụ giết người máu lạnh, giết hại thường dân Việt Nam tại Đồng bằng Sông Cửu Long hồi đầu 1969 thì sao?
Trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước, Ngoại trưởng John Kerry đã công bố bổ nhiệm Bob Kerrey là chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, gọi tắt là FUV, đã châm ngòi cho một cơn bão lửa trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Đxa có những tiêu đề như: 
+”Vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Mỹ tại trường đại học Việt Nam sẽ khơi lại những vết thương thời chiến” trên tờ Financial Times vào ngày 31 tháng năm 2016; 
+ “Chiến tích của Bob Kerrey làm cháy lên cuộc tranh luận tại Việt Nam về vai trò của ông ta tại trường đại học mới” trên tờ The New York Times vào ngày 02 tháng 6; 
+ “Lịch sử tham chiến của Chủ tịch ĐH Mỹ tại Việt Nam gây phẫn nộ” của Associated Press vào ngày 14 tháng 6; 
+ và “Tiến thoái lưỡng nan với Kerrey tại Việt Nam: Việc bổ nhiệm tại ĐH Fulbright trở thành cột thu lôi trong quan hệ với Mỹ trên Asia Times ngày 21 tháng 6.
TÔN TRỌNG LẪN NHAU
Đại học Fulbright tại Việt Nam được dự trù bởi Trust for University Innovation in Vietnam, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Massachusetts – để trở thành “ trường đại học tư, không lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam, thành lập trên nguyên tắc trách nhiệm, trọng dụng nhân tài, minh bạch, tự quản, tôn trọng lẫn nhau và cởi mở “. Sự tin tưởng đóng vai trò then chốt trong việc phát triển trường đại học.
Một trong số những người phản đối sự bổ nhiệm Bob Kerrey là bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên minh Châu Âu, bà đã kêu gọi ông này từ chức.
Nói về sự bổ nhiệm này, như 1 hành động “cho thấy vô cảm với cảm xúc của người Việt Nam, và tôi có thể nói, coi thường ý kiến của chúng tôi, cảm giác của chúng ta về lòng tự trọng và phẩm giá của chúng tôi,” bà Ninh đã viết trong một tuyên bố đã được lan truyền rộng rãi cả tiếng Việt và tiếng Anh, rằng: “Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. 
“Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau. Nếu không như thế thì hoá ra dự án đại học Fulbright là dự án của người Mỹ, thành lập một ĐH Mỹ tại VN, trong đó ý kiến và sự đóng góp của người Việt hoàn toàn là thứ yếu.”
Những gì mà Bob Kerrey và đơn vị của ông ta đã làm với súng tự động và dao, giết chết 21 dân thường gồm người già, phụ nữ và trẻ em, là việc giữa ông ta và Chúa của ông ta. Ông ta phải sống với những ám ảnh tâm lý và cảm xúc từ cái đêm dài đó ở Thạnh Phong, ông ta nói từng có ý định tự sát.
Đây, Kerrey đã nhớ lại tấn thảm kịch đó như thế này trong hồi ký của ông ta, “Khi tôi còn trẻ”, (Harcourt Books 2002): “Tôi thấy phụ nữ và trẻ em ở phía trước chúng tôi bị đánh và cắt ra từng mảnh (cut to pieces). Tôi nghe thấy tiếng kêu của họ và những tiếng nói trong bóng tối khi chúng tôi rút lui về phía con kênh”.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly80LmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tWHNrTTI5VFFFVTQvVjRGTWE1X18wY0kvQUFBQUFBQUFlVjQvMzNvdmdVT3YwN1V1MzJROEVvRHBfbmF4dDFtVzZmZGVBQ0xjQi9zMzIwLzUxNlM5SjlYMEFMLl9TWDMyM19CTzElMjUyQzIwNCUyNTJDMjAzJTI1MkMyMDBfLmpwZw==
“…Người đàn ông trẻ và ngây thơ khi đến Việt Nam đã chết trong đêm đó. Sau đêm đó, tôi không còn 1 chút ảo tượng hay tỏ ra khách quan gì về cuộc chiến này nữa. Tôi đã trở thành một người mà chính tôi không nhận ra”.
Điều mà hầu hết các ý kiến không đề cập, là Kerrey và lính của ông at không chỉ đơn giản là thực hiện công việc thường ngày là “tiêu diệt thủ lĩnh Việt Cộng” ở vùng tự do bắn phá, mà, họ thực hiện nhiệm vụ của CIA, trong Chương trình Phoenix, một Chương trình thường bao gồm cả việc tiêu diệt thường dân.
Mục tiêu của Contre Coup – chống khủng bổ – là chiến lược đã quen thuộc, tìm diệt và khủng bố không chỉ Việt Cộng, mà cả gia đình, bạn bè, hàng xóm của họ – theo lời của Douglas Valentine, tác giả của chương trình Phoenix, hoạt động duy nhất của CIA chính thức bao hàm cả tra tấn và ám sát tại Việt Nam.
Thật đáng hổ thẹn, Kerrey được trao và đã chấp nhận nhận 1 Ngôi sao Đồng cho “Thành tích anh hùng” trong cuộc truy sát đó. Trích dẫn nói đến số lượng xác chết như thước đo của thành tích như sau: “Kết quả thuần của cuộc tuần tra là 21 Việt Cộng bị giết chết, 2 ngôi nhà bị phá hủy và 2 vũ khí của kẻ địch bị tịch thu.”
Bản ghi lại rất rõ ràng. Khi trong năm 2001, Bob Kerrey phải đương đầu với các tài liệu giải mật về vai trò của ông ta trong vụ thảm sát Thạnh Phong, ông ta đã thừa nhận tội lỗi. Điều đó đã khẳng định ông ta là 1 tội phạm chiến tranh, dù là 1 tội phạm chưa bao giờ bị buọc tội hay xét xử tại một tòa án.
Theo Mục 18 của Pháp điển 2441 Hoa Kỳ, tội ác chiến tranh là “bất cứ hành vi được xác định là vi phạm nghiêm trọng trong bất kỳ công ước quốc tế đã ký tại Geneva vào ngày 12 tháng 8 năm 1949, hoặc bất kỳ 1 văn bản nào của công ước trên, mà Hoa Kỳ là có tham gia “.
Theo Luật pháp Hoa kỳ, hệ quả của việc công nhận có tội là như sau: “Bất cứ ai, cho dù ở bên trong hay bên ngoài Hoa Kỳ, phạm tội ác chiến tranh, trong các trường hợp được mô tả trong tiểu mục (b), thì bị phạt tiền chiểu theo tội này, hoặc bị tù chung thân hay có kỳ hạn; hoặc cả hai, và nếu nạn nhân bị chết, thì phải trở thành đối tượng chịu hình phạt tử hình.”
Như vậy, nếu Bob Kerrey bị kết tội tại một tòa án Mỹ của pháp luật, rất có thể ông ta đã nhận được kết cục giống như những nạn nhân của ông ta, mà ở đây, người hành quyết là nước Mỹ.
Nhưng thay vào đó, ông ta là người tự do, thành công như 1 doanh nhân, 1 chính trị gia và 1 chủ tịch trường đại học, trong khi những nạn nhân của ông -từ đứa bé sơ sinh bị đơn vị của ông ta giết cuối cùng, cho đến ông già 65 tuổi mà Kerrey đã kể lại là chính ông ta đã đè xuống và lấy dao cắt cổ – thì đã tan trong mồ đã 47 năm nay
Ông ta đã trực tiếp xin lỗi những thân nhân của nạn nhân và những người sống sót hay chưa? Ông ta có thực hiện 1 động tác đền bù nào cụ thể hay chưa?
Thực tế, người ta có thể lập luận rằng Kerrey đã đặt cược hình ảnh “anh hùng chiến trận” của mình để lấy thành công trong môi trường kinh doanh và chính trị.
Một bản lý lịch được đánh bóng phát trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ của Chính phủ Mỹ vào năm 2008 (7 năm sau ngày vỡ lở vụ Thạnh Phong – ND) đã gọi “Bob Kerrey, anh hùng thời chiến, nhà chính trị, nhà gióa dục”, đã giới thiệu Kerrey thuộc “lực lượng đặc nhiệm tinh hoa Thủy quân SEAL” và bưng bít thông tin về vai trò của ông ta trong vụ thảm sát Thạnh Phong bằng cách đè cập rằng ông ta “được trao tặng Ngôi sao Đồng vì chiến tích mà sau đó đã gây tranh cãi vì dính líu tới thương vong dân thường”.
PHÁI HARVARD
Trong khi tôi hiểu sư thúc đẩy Kerrey chịu khổ hạnh, và trong khi tôi công nhận những đóng góp của ông ấy cvho mối quan hệ Mỹ-Việt, thì vẫn chắc chắn rằng có những cá nhân thích hợp hơn, họ không phải vác thứ hành lý nặng nề như ông ta.
Vậy tại sao ông ta lại được chọn? Đơn giản, đó là “phái Harvard”. Họ đã nghĩ cái gì vậy?
Một trong số các lực lượng hậu thuẫn cho việc thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là Trung tâm Ash Quản trị dân chủ và Đổi mới của Harvard, và đặc biệt là Tom Vallely, cố vấn cao cấp của Trung tâm ở Đông Nam Á.
Vallely thành lập Chương trình Harvard Việt Nam vào năm 1989, dẫn đến việc thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright năm 1994 tại Thành phố Hồ Chí Minh – một sự hợp tác giữa Đại học Kinh tế thành phố và Trường Harvard Kennedy.
Cũng là 1 cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, ông Vallely cũng là bạn thân và người tin cậy của John Kerry, và ông này lại là bạn lâu năm trong Thượng viện Mỹ với Bob Kerrey.
Rất có thể việc bổ nhiệm Bob Kerrey là 1 phần kết quả của cơn bão tình bạn và lòng trung thành, bên ngoài mong muốn của ông làm gì đó để đền đáp.
Một thực tế đáng buồn là ông lại được coi như 1 sự lựa chọn khả thi cho chiếc ghế chủ tịch Hội đồng tín thác của FUV dù có 1 quá khứ đẫm máu.
Mark Bowyer, một người ngoại quốc sống đã lâu ở Việt Nam với nhiều kinh nghiệm, đã viết về vụ Kerrey, bày tỏ nghi ngại rằng: “Nhắc nhở thế giới về 1 tội ác chưa bị trừng phạt của Mỹ tại Việt Nam là 1 cách sử dụng tài sản đã tích lũy được từ chuyến đi thành công của Tổng thống Obama vừa xong”.
Trong lúc lẽ ra cần tập trung vào FUV và những thách thức trước mặt, trong đó có việc kêu gọi tài trợ, thì sự chú ý lại nhằm hết vào việc bổ nhiệm Kerrey đầy tranh cãi và về cái đêm thảm kịch ở Thạnh Phong.
Đó mới là trọng tâm của vấn đề. Bob Kerrey, người đã tự thú là tội phạm chiến tranh, lại là chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mỹ mang tên Thượng nghị sĩ J. William Fulbright tại Việt Nam?
Những người ủng hộ ông ta đang sống trên hành tinh kép nào vậy? Hoặc là họ không hiểu ý nghĩa của việc lựa chọn 1 nhân vật gây chia rẽ như thế cho 1 vị trí quan trọng đến nhường ấy; hoặc là họ bất cần quan tâm. Đó có thể là cảm giác hợm hĩnh và cho mình là ngoại lệ, là đặc điểm để phân biệt những người dân tộc cực đoan khỏi những người yêu nước, mà Fulbright đã hùng biện đầy cảm hứng trong “Sự ngạo mạn của Quyền lực”?
Về phần mình, lẽ ra ông Kerrey nên nhận thấy cần khéo léo từ chối lời đề nghị. Còn có những vai trò khác, ít lộ diện hơn, để ông này đảm nhiệm mà cũng tạo hiệu ứng tốt.
Nhưng thay cho việc nhận thấy quyết định của bạn Harvard của ông là sai lầm, và thay vì tiến hành từ chức trong danh dự, thì ông Bob Kerrey lại chọn cách tự đào hố dưới chân mình. Một trường hợp của lòng tự tôn trước khi sụp ngã, hay bản năng thận trọng pha trộn với sự đo lường về tội ác đã xảy ra trong chiến tranh?
Nói rằng phản ứng trước việc bổ nhiệm Kerrey là lẫn lộn, là 1 cách nói giảm nhẹ. Bởi nhiều người ủng hộ Kerrey thực chất không có đủ hiểu biết về quá khứ của ông ta, cũng như về Trường đại học Fulbright như 1 sáng kiến cá nhân nhưng được cả hai quốc gia hỗ trợ.
Tôi thậm chí còn nhận được tin nhắn trên Facebook từ một 1 chuyên gia bậc trung của Việt, yêu cầu tôi phải ủng hộ Bob Kerrey, sau khi anh này đọc một số comments chỉ trích của tôi trên các phương tiện truyền thông.
Anh này sau đó đã đăng lên trên trang Facebook của tôi 1 câu đơn giản và thẳng thắn: “Tôi đứng bên cạnh Bob”. Tôi đã đáp lại chân thành, rằng: “Tôi đúng về phía những nạn nhân bị Bob thảm sát ở Thạnh Phong và đứng về phía những ai không làm nhơ bẩn danh tiếng của trường đại học non trẻ này.”
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.