ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Câu chuyện về ‘Người rừng’ Hồ Văn Lang gây sốt trên báo quốc tế
Saturday, July 9, 2016 1:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ở tuổi 41, ông Lang còn chưa bao giờ nhìn thấy ánh đèn nhân tạo ngoài ánh sáng mặt trời. Thế giới văn minh là điều gì đó lạ lẫm ngoại trừ những chiếc máy bay trong những câu chuyện mà cha ông kể lại.

Hồ Văn Lang, nhân vật được gọi là “người rừng” Việt Nam, người đã sống gần trọn cuộc đời mình trong rừng Quảng Ngãi mới đây đã trở thành đề tài sốt trên tờ báo nổi tiếng như International Business Times. Tờ báo này đã dành một bài viết dài kể lại cuộc sống của Hồ Văn Lang.

  Câu chuyện về 'Người rừng' Hồ Văn Lang gây sốt trên báo quốc tế - Ảnh 1

Người rừng Hồ Văn Lang đã sống 41 năm trong một khu rừng ở Quảng Ngãi.

Theo IBT, 3 năm trước đây, một người đàn ông đã được ‘giải cứu’ từ trong rừng rậm Việt Nam, sau khi sống 41 năm ở đây như nhân vật Tarzan trong bộ phim nổi tiếng cùng tên.

Ông hầu như không có tiếp xúc với bất kỳ một người nào ngoài cha mình trong thời gian này. Cha ông, đã rời ngôi làng của mình năm 1972 khi quân đội Mỹ ném bom khiến những thành viên trong gia đình thiệt mạng.

Trong bốn thập kỷ sau đó, Hồ Văn Lang được nuôi nấng hoàn toàn cách biệt với thế giới văn minh. Ông và cha mình, Hồ Văn Thanh, sinh tồn bằng cách săn bắn, hái lượm và sinh sống tại ngôi nhà trên cây.

Họ di chuyển sâu hơn vào rừng mỗi khi các ngôi làng gần đó mở rộng. Vì tin rằng chiến tranh Việt Nam vẫn chưa kết thúc, ông Thanh vấn cảnh giác với tất cả mọi người và chạy trốn mỗi khi bắt gặp những người lạ.

Câu chuyện về cặp cha con bắt đầu lan rộng tới các thôn làng gần đó vào khoảng 10 năm trước và đến tai anh Hồ Văn Trị. Anh là người con còn sống sót của ông Thanh trong vụ đánh bom năm xưa.

Anh Trị đã dành nhiều năm vào rừng tìm cha và anh trai. Cuối cùng, anh cũng gặp được người anh của mình và xây dựng mối quan hệ thân tình từ đó. Anh Trị đến thăm cha mình thường xuyên và luôn cố gắng thuyết phục hai người trở về nhà.

  Câu chuyện về 'Người rừng' Hồ Văn Lang gây sốt trên báo quốc tế - Ảnh 2

Alvaro Cerezo và Hồ Văn Lang.

Ông Lang và cha được “giải cứu” khỏi rừng khi thể chất và tinh thần của ông Thanh ngày một suy yếu và từ đó câu chuyện của họ lan rộng ra toàn cầu.

Ba năm gần đây, ông Lang và cha mình sống trong làng và từ từ thích nghi với cuộc sống văn minh.

Cuối tháng 11 năm ngoái, Alvaro Cerezo, Giám đốc điều hành công ty Docastaway, công ty chuyên cung cấp các chuyến đi đến những vùng đất xa xôi, không người ở trên thế giới đã gặp có dịp gặp ông Lang. Ban đầu, Cerezo muốn phỏng vấn ông Lang về kỹ năng sinh tồn, nhưng cuối cùng họ đã trải qua 5 ngày cùng nhau trong khu rừng mà ông Lang lớn lên.

Viết về cuộc gặp mặt “người rừng” trên blog, Cerezo cho biết: “Trong vòng vài giờ đầu tiên khi ở cùng ông ấy, tôi nhận thấy Lang rất hào hứng với việc được quay trở lại khu rừng nơi ông ấy từng lớn lên. Lang chẳng nghi ngờ gì và chấp nhận đi cùng em trai mình và người phiên dịch của tôi tiến vào rừng”.

Lúc đầu, ý định của tôi là tìm hiểu những kỹ năng sinh tồn mới từ anh ấy. Nhưng sau đó tôi dần nhận ra mình đang tìm hiểu về một trong những người đáng yêu nhất tôi từng gặp. Vì lý do này tôi quyết định thư giãn và trải nghiệm cùng Lang trong môi trường sống của ông ấy”, Cerezo chia sẻ.

  Câu chuyện về 'Người rừng' Hồ Văn Lang gây sốt trên báo quốc tế - Ảnh 3

Mọi thú vật trong rừng đều có thể là thức ăn.

Theo Cerezo, ông Lang cư xử giống như một đứa trẻ. Ông không có khái niệm về thời gian ngoài ngày và đêm. Ông cũng không biết loại năng lượng nào ngoài lửa và mặt trời.

“Ở tuổi 41, Lang còn chưa bao giờ nhìn thấy ánh đèn nhân tạo ngoài thứ ánh sáng ở đường chân trời. Thế giới văn minh là điều gì đó lạ lẫm ngoại trừ những chiếc máy bay mà trong những câu chuyện mà cha ông kể lại”, Crezo nói.

Ông Thanh muốn giới hạn thông tin về thế giới bên ngoài đến với ông Lang. Ông muốn con mình cảnh giác với mọi người vì vẫn còn sợ hãi chiến tranh. Ông cũng không nói về phụ nữ để tránh sự tò mò của Lang. Nhờ điều này, hai cha con đã sống gắn bó với nhau trong thời gian dài.

Trong 41 năm, họ đã sống ở 5 địa điểm khác nhau trên cùng một dãy núi. Ba ngôi nhà của họ được xây dựng dựa trên một gốc cây lớn. Họ xây dựng nhà cách mặt đất vài mét. Ban đầu họ sống ở các vùng đất tháp, nơi ấm áp và có nhiều nguồn nước hơn.

Mưa lớn quanh năm khiến con sông luôn đầy nước và họ không cần phải đun sôi để uống. Thức ăn của họ cũng rất đa dạng với trái cây, rau quả, mật ong và thịt thú rừng.

“Một trong những điều làm tôi ngạc nhiên nhất là khả năng tìm kiếm thức ăn trong môi trường hoang dã của Lang. Đối với ông, phần lớn mọi thứ trong rừng đều ăn được”, theo Crezo thịt khỉ, chuột, rắn, thằn lằn, ếch, dơi, chim và cá là các món yêu thích của Lang.

  Câu chuyện về 'Người rừng' Hồ Văn Lang gây sốt trên báo quốc tế - Ảnh 4

Anh Lang giờ đây đang dần thích nghi với cuộc sống mới cùng người em trai.

“Vì sự phát triển ngày càng nhanh của những “con người văn minh” họ bị buộc phải đến sống ở những nơi cao hơn trong 20 năm cuối cùng và không có nhiều cá để ăn. Cách bắt cá của họ là ngăn một khúc sông lại để dồn cá về một nơi. Sử dụng đá để khiến cá hoảng sợ và bắt cá bằng tay. Đối với Lang, không có phần nào của con vật bị lãng phí. Ông ấy ăn dơi ngon lành như đang ăn ô liu. Ngoài ra ông còn ăn cả đầu và nội tạng chuột”, Crezo kể lại.

Quanh nhà của Lang có rào bảo vệ, dù ít mối nguy hiểm đe dọa đến họ. Họ đốt lửa liên tục và tạo ra một loạt các công cụ bao gồm dao kéo và dụng cụ nấu ăn từ các vật liệu được tìm thấy rải rác trong khu rừng, trong đó có cả thép từ mảnh bom. “Họ không bao giờ ăn bằng tay mà sử dụng đũa làm từ tre. Họ có khoảng 20 đồ dùng nhà bếp và đến nay vẫn lưu giữ chúng ở làng”, Cerezo cho biết.

Trong hơn hai thập kỷ, nạn phá rừng đẩy hai cha con lên vùng đất ngày càng cao hơn. Sau cùng, họ không thể đi xa hơn vì tin rằng rằng đỉnh núi bị ma ám. Bởi vậy họ gặp phải dân làng thường xuyên hơn. Và thời điểm đó em trai của ông Lang nghe đến sự tồn tại của cả hai và bắt đầu đi tìm họ.

Vì tuổi tác, người cha đã trở nên chậm chạp và không còn từ chối những cuộc ghé thăm của người con trai tưởng rằng đã chết của mình. Với Hồ Văn Lang, ông tỏ thái độ hòa nhã hơn và không quan tâm mỗi lần anh Trị đến thăm họ mỗi năm mang theo muối và gia vị.

Khi sức khỏe ông Thanh ngày càng tệ, cuộc sống của ông Lang cũng trở nên khó khăn hơn. Ông Lang luôn căng thẳng và lo lắng và thường thức cả đêm để trông chừng ông Thanh vì lo sợ cha có thể ra đi. Vì lý do này, ông Lang không còn từ chối quay trở về làng cùng với em trai.

“Hiện tại ông Lang đã có một cuộc sống bình thường ở trong làng. “Ông ấy vẫn còn không hiểu gì nhiều về các quy tắc xã hội. Mặc dù vậy Lang là người đáng tin cậy và biết nghe lời, nhưng ông khá khó khăn trong việc phân biệt tốt xấu”, Crezo nói, “Ông ấy hài hước giống như của một đứa trẻ. Lang thường thích bắt chước gương mặt người khác và chơi trốn tìm. Điều này khiến ông ấy rất đáng yêu”.

Mặc dù sức khỏe đã yếu nhưng người cha ông Lang vẫn muốn được trở về rừng. Còn Lang dành thời gian làm ruộng với anh trai.

“Đã ba năm kể từ khi ông Lang trở về thế giới hiện đại. Năm đầu tiên là năm khó khăn nhất đối với anh ấy vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề sức khỏe do tiếp xúc với những virus và vi khuẩn mới. Tuy nhiên, chúng tôi có thể xác nhận ông Lang đang hạnh phúc và dần thích ứng với cuộc sống mới của mình”, Cerezo nói.

Đọc thêm>>> ‘Người rừng’ Hồ Văn Lang ở Quảng Ngãi bây giờ ra sao?

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.