ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
NUÔI DẠY CON GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ BA NĂM ĐẦU CUỘC ĐỜI (bài 2)
Sunday, August 7, 2016 17:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8xLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8td0JmWVFzVTY1cDQvVjZRMkZ3UHhkdEkvQUFBQUFBQUFlNUkvT3JVREl4MGR6N2txS0FyeENvYkNzZThBMU9lbVNBdUNRQ0xjQi9zNjQwL05VJTI1QzMlMjU5NEklMkJEJTI1RTElMjVCQSUyNUEwWSUyQkNPTiUyQiUyNTI4MyUyNTI5LmpwZw==
Với kinh nghiệm cá nhân tôi: nếu bố mẹ bắt đầu ngay lập tức việc dạy con (chứ không chỉ nuôi), từ lúc bé ra đời, có định hướng rõ ràng những mục đích và cá tính tốt bạn muốn con sẽ có, thì khi bé quãng 4-5 tuổi, mọi thứ đã định hình – bố mẹ sẽ nhàn tênh. Từ lúc đó trở đi, việc của bố mẹ là động viên, ủng hộ, gợi ý và bàn bạc để giúp con ra quyết định cho những việc của con, cho con tham gia bàn bạc các việc liên quan đến con trong gia đình. Tôi từng có cảm giác sao mình nhàn quá, ít phải lo lắng quá – nếu so với các bà mẹ Việt nam khác, khi con gái chỉ mới tròn 4 tuổi.
Loạt bài viết này sẽ khá dài (có thể tới vài chục bài), mà tôi tập hợp và chọn lọc từ nhiều cuốn sách, với mục đích hướng dẫn các ông bố bà mẹ những việc làm cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, vận động, các kỹ năng, tập giao tiếp với mọi người…Ai cần chịu khó theo dõi và lưu lại, không có nó trôi nhanh lắm. Mọi người cứ tự do đem về tường mình, hoặc chia sẻ cho bạn bè, khỏi cần hỏi lại tôi nhé.
1. Hai tháng đầu:
- Phải “trả lời”, tức là phản ứng với những “hành động” của trẻ. Hãy nhìn vào mắt và nói chuyện với trẻ (để mặt bạn cách mặt trẻ quãng 20 cm), sử dụng cách nói rõ ràng, nói hơi to hơn bình thường một chút, có âm điệu và thể hiện tình cảm.
- Hãy cho trẻ nhìn thấy mồm bạn cứ động khi nói hoặc hát. 
- Hãy gật đầu và sử dụng các chuyển động của cơ thể, để cho trẻ nhìn rõ.
- Dùng tay của bạn, hoặc đồ chơi, đưa cách mặt trẻ quãng 20 cm, là khoảng cách trẻ có thể nhìn rõ. 
- Hãy hát, nói chuyện, ôm và đu đưa bé nhẹ nhàng, bế bé đi quanh trong nhà, nói với bé về các đồ vật xung quanh, hoặc sự việc xảy ra. Chỉ cho bé những vật ở khoảng cách 20 cm, để bé thấy
- Tập nói chuyện với bé với ngữ điệu rõ ràng, thể hiện tình cảm
- Cười thật nhiều với bé
- Hàng ngày, thỉnh thỏang ôm bé ngồi ghế xích đu, đong đưa nhẹ nhàng
- Bé sẽ chỉ tập trung vào bạn. Hãy thường xuyên giao tiếp với bé bằng mắt và giọng nói
- Dùng đồ chơi đưa qua đưa lại chậm ở khoảng cách 20 cm, nói chuyện với bé từ các hướng khác nhau
- Để gối và các đồ chơi có màu sắc khác nhau xung quanh chỗ bé nằm.
- Hàng ngày, cho bé soi gương nhiều lần, gọi tên bé khi làm điều đó. Hãy nói với bé rằng em bé trong gương là bé đấy. 
- Hãy đưa tay của bé cho bé xem, xoa lòng bàn tay và các ngón tay. 
- Đọc truyện cho bé nghe hàng ngày, mỗi ngày vài lần, mỗi lần chỉ từ 5 – 10 phút. Khi đọc, bạn phải nằm ngửa cạnh bé, giơ sách lên trước mặt bé ở khoảng cách 20 cm, dùng ngón tay chỉ vào dưới từ bạn đọc. Bạn cần những quyển sách chữ in to, kèm thoe ảnh, và đủ nhẹ để bạn giơ lên bằng một tay mà không bị mỏi
2. Ba đến năm tháng: 
- Tiếp tục thực hiện toàn bộ các việc trong phần trên
- Hãy giao tiếp với bé một cách “kịch” hơn trong đời thường, bằng cả hành động và giọng nói
- Chơi các trò đơn giản với bé: nâng chân và gập dầu gối, kéo nhẹ tay, cù vào lòng bàn chân và lòng bàn tay bé
- Cho bé làm quen với các đồ chơi nhỏ, đa dạng và cứng hơn để bé có thể bóp, gặm, làm quen với cảm giác về các vật liệu khác nhau. Không cần mua đồ chơi đắt tiền, sẽ rất phí. Mọi vật trong nhà (an toàn, không vỡ, sạch), đề có thể làm đồ chơi cho bé.
- Khen ngợi, tỏ ra hài lòng và khuyến khích các hành động của bé. Kể chuyện cười hoặc chỉ cho bé xem những gì buồn cười, hãy chủ động cười cùng bé. Cố gắng phát hiện những sự việc, đồ vật làm bé thích thú, nghĩ ra các câu chuyện để khuyến khích sự thích thú đó
- Đọc các yêu cầu chính đáng của bé và cố gắng trả lời ngay. Nếu không thể đáp ứng, giải thích cho bé lý do. Bạn là người bé muốn thu hút sự chú ý. 
- Nếu có ai đến nhà, hãy giới thiệu với bé
- Gọi tên bé bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 
- Tiếp tục cười với bé thật nhiều, nếu bạn muốn sau này bé thanh người vui tính.
3. Sáu tháng đến chín tháng:
- Thường xuyên chơi các trò “làm rơi và nhặt”, đưa và giấu đồ chơi với trẻ
- Gọi tên trẻ thật nhiều, tận dụng mọi dịp có thể
- Hãy dạy trẻ làm quen với logic phân tích “nguyên nhân và hậu quả”, bằng cách thực hiện hành động và giải thích kết quả. Ví dụ: đẩy quả bóng và nói: “Nếu ta đẩy, quả bóng sẽ lăn”, hoặc “nếu mẹ đẩy cánh cửa, nó sẽ đóng lại”, hoặc “nếu mẹ mở cửa sổ, ánh nắng sẽ tràn vào phòng”…
- Khi bé muốn bạn, hãy đến gần, giang tay, gọi tên bé và ôm bé vào lòng. Bằng cách đó, ngoài việc thể hiện tình yêu thương vô điều kiện, bạn còn giúp bé nhận ra giá trị và nhu cầu bản thân bé được coi trọng – là nền tảng xây dựng sự tự tin và tự trọng sau này. 
- Nhắc lại các từ bé phát ra
- Cho bé soi gương thường xuyên: chỉ hình ảnh bé trong gương, gọi tên và nói: “Đó là con đấy”. Chỉ vào bạn và nói: “Còn đây là mẹ (bố)”. 
- Hãy nói “không” và cương quyết ngăn bé lại, trong trường hợp bạn không cho phép bé làm điều gì đó có thể gây hại cho bé hoặc cho người khác – đây là bước đầu tập cho bé tính kỷ luật.
- Vào tuổi này, bé đã có thể bắt đầu tự ăn bằng tay hoặc bằng thìa. Đừng sợ bé bôi bẩn, hãy khuyến khích bé tự ăn – đây là bước quan trọng tập cho bé tính tự lập. 
- Cho bé làm quen và chơi các trò chơi với nước. Hãy dãy bé sử dụng ca, lọ, cốc nhựa để đong nnước, đổ từ cái này sang cái khác – bắt đầu giải thích cho bé khái niệm to hơn, nhỏ hơn – khi đổ nước từ vật này sang vật khác. 
- Để đồ chơi xa hơn tầm với của bé, và dạy bé cách với một cách an toàn, khi bé yêu cầu bạn giúp lấy đồ chơi.
- Tiếp tục kiên trì khuyến khích bé tự xúc ăn. 
- Thực hiện các công việc hàng ngày vào giờ nhất định, nhắc đi nhắc lại cho bé về các việc quen thuộc phải làm hàng ngày. Ví dụ: “Đến giờ ăn trưa rồi, đầu tiên mẹ đặt con lên ghế, rồi mẹ múc đồ ăn cho con.Hôm nay con ăn cháu nấu với thịt gà, ngon lắm. Con có ngửi thấy mùi thơm không…”. Bạn có thể đưa bát cháo vào gần mũi bé, dạy bé hít để ngửi mùi. Giải thích với bé về thời gian ăn, thời gian tắm, thời gian đi ngủ. Bằng cách này, bé sẽ quen với quy luật về thời gian, cũng như lịch thực hiện và thứ tự các công việc trong ngày. 
- Cùng bé chơi các đồ chơi gây tiếng động, có thể cho bé chơi với các dụng cụ làm bếp an toàn (thìa nhựa dày hoặc inox, bát nhựa, bát kim loại) – dạy bé gõ theo nhịp nhạc hoặc nhịp đếm.
4. Mười tháng đến một năm:

- Cho bé chơi với các vật có thể phát ra tiếng động khi bấm, sờ, ví dụ: cái chuông
- Cho bé chơi với búp bê, dạy bé cách mặc và cởi quần ao cho búp bê. 
- Chơi trò trốn tìm cùng bé, có thể sử dụng đồ chơi (giấu và tìm)
- Dạy bé cách lấy đồ ra và xếp đồ vào các ngăn tủ hoặc vali, thùng, hộp giấy.
- Tiếp tục cùng bé đọc sách hàng ngày (vài lần mỗi ngày, đặc biệt là trước lúc đi ngủ), chọn nhiều chủng loại sách khác nhau để thay đổi. Trong khi đọc cho bé nghe, cầm tay bé chỉ vào một số vật và gọi tên, giúp bé dần dần nhận biết các vật quen thuộc. 
- Luyện cho bé khả năng tập trung bằng cách nói với bé một cách rõ ràng, ngắn gọn về những gì diễn ra xung quanh, mà bạn và bé chứng kiến hoặc nhìn thấy. 
- Nhắc tên các đồ vật xung quanh, cũng như các bộ phận của cơ thể một cách chậm rãi, để bé có thể bắt chước. Khen ngợi và động viên nếu bé làm theo bạn. Ví dụ: cầm tay bé chỉ vào mồm bạn và nói: “Đây là mồm của mẹ”. Chỉ vào mồm của bé: “Đây là mồm của (nói tên bé)”. Bạn cũng có thể nói tiếp: “Mồm để ăn và để nói”…
- Động viên bé thể hiện các hành động như: ôm ấp búp bê, vỗ về chó mèo, hôn và ôm bố mẹ, ông bà.
- Thường xuyên mô tả các hành động bạn làm trước mặt bé, ví dụ: “Mẹ đang đi tất chân cho con”, hoặc: “Khi ra khỏi nhà, mình khóa cửa lại”…Đây là cách tốt nhất giúp bé phát triển ngôn ngữ, khả năng nghe, hiểu và nói sau này.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.