Một số thị trấn ven biển Paris đã đưa ra lệnh cấm, mặc burkini (một trang phục bơi người Hồi giáo) với lý do, bộ đồ bơi này có thẻ gây ảnh hưởng tới an ninh…
Expree (Anh) cuối tháng 8 đưa tin, dư luận hiện đang tranh cãi về một clip ghi lại hình ảnh cảnh sát Pháp có vũ trang vây quanh một phụ nữ trên bãi biển và yêu cầu bà này lột áo bơi kiểu Hồi giáo.
Qua các cảnh quay cho thấy, 3 nhân viên cảnh sát to khỏe, được trang bị dùi cui và bình xịt hơi cay tiến gần một phụ nữ Hồi giáo, yêu cầu bà này lột áo bơi che kín từ đầu tới chân kiểu Hồi giáo (burkini) hoặc sẽ bị phạt.
Trang này cũng thông tin chi tiết hơn, vụ việc trên diễn ra tại bờ biển thộc thành phố Cannes (miền nam nước Pháp), sau khi video được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội Twitter, người xem đã nhanh chóng xác nhận được người phụ nữ trong clip là bà Siam.
Hình ảnh cảnh sát Pháp mang theo bình xịt hơi cay tiến lại yêu cầu người phụ nữ Hồi giáo lên bờ (Ảnh: Express). |
Chia sẻ với truyền thông người phụ nữ Hồi giáo cho biết: “Khi đó tôi đang ngồi trên bờ biển cùng gia đình mình. Tôi đội khăn trùm đầu truyền thống bởi tôi không hề có ý định xuống biển bơi”.
Một nhân chứng khác bày tỏ sự thất vọng: “Điều buồn nhất là chúng tôi đã bị lực lượng an ninh hét vào mặt và phải về nhà, xung quanh có rất nhiều người dân đứng ra vỗ tay hoan nghênh cảnh sát, con gái Siam đã khóc rất nhiều”.
Tới giờ đã có khoảng 10 phụ nữ đã bị coi là tội phạm vì mặc burkini trên các bãi biển Pháp vào mùa hè. Tất cả những người vi phạm đều bị buộc lên bờ.
Sự việc gây tranh cãi này chính thức nổi lên từ ngày 28/7, khi Thị trưởng thành phố Cannes, một trong những điểm du lịch biển đẹp nhất nước Pháp ra lệnh cấm mặc trang phục đồ bơi burkini tại các bãi tắm của thành phố này. Thị trưởng Cannes David Lisnard lên tiếng, ông coi bộ đồ bơi này là “biểu tượng của Hồi giáo cực đoan”, sự hiện diện của trang phục có yếu tố tôn giáo xuất hiện tại bãi biển có thể gây những bất ổn xã hội.
Sau quyết định của thành phố Cannes, một loạt các thành phố nhỏ khác ở Pháp, đặc biệt là những nơi có bãi biển như Villeneuve Loubet, Sisco, Mandelieu la Napoule, Le Touquet… cũng đã ra các lệnh cấm tương tự.
Dự kiến trong những ngày tới, lệnh cấm đồ bơi burkini của người Hồi giáo và việc này sẽ được trình lên Hội đồng Quốc gia, cơ quan hành chính cao nhất của Pháp. Song, Tòa án hành chính tối cao Pháp đã tạm thời đình chỉ lệnh cấm này, đó như một động thái nhằm trấn an người dân kích động.
Bởi lệnh cấm này đã dấy lên nhiều câu hỏi tại sao bộ đồ bơi này lại không được chấp nhận ở nhiều vùng biển nước Pháp, phải chăng đây là một bộ đồ bơi kín toàn thân đặc trưng của phụ nữ Hồi giáo hay đơn thuần chỉ là cấm mặc đồ bơi kín người ở bãi biển. Burkini là một bộ quần áo tắm ba mảnh, che phủ toàn bộ cơ thể, trừ mặt, bàn tay và bàn chân. Bộ đồ bơi này, đã trở thành bộ đồ bơi phổ biến với những phụ nữ Hồi giáo truyền thống trên khắp thế giới.
Một người phụ nữ 34 tuổi cho biết cô, đã bị phạt vì mặc quần bó, áo dài và đội khăn chùm đầu tại bờ biển ở thành phố Cannes. Biên lai phạt tiền của cô ghi rõ cô không mặc “trang phục tôn trọng các giá trị đạo đức tốt và chủ nghĩa thế tục”.
CCIF và cộng đồng Hồi giáo tại Pháp tuyên bố sẽ theo kiện đến cùng tất cả các chính quyền địa phương ra lệnh cấm burkini và coi đây là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. CCIF cũng đã gửi đơn lên Tham chính viện Pháp, cơ quan có thẩm quyền tối cao về việc xem xét các hành động vi hiến, nhằm phản đối phán quyết của Tòa hành chính Nice. Liên đoàn Nhân quyền và nhiều nhóm nhân quyền khác cho rằng lệnh cấm burkini là “tấn công nghiêm trọng tới các quyền lợi cơ bản của con người, trong đó có tự do tôn giáo”.
Rất nhiều chính trị gia Pháp lại lên tiếng ủng hộ quyết định cấm burkini. Thủ tướng Pháp Manuel Valls tuyên bố “việc mang burkini không tương thích với các giá trị của nước Pháp và của nền Cộng hòa” và cho biết ông “thấu hiểu và ủng hộ quyết định của các thị trưởng các thành phố ra lệnh cấm burkini”. Theo người đứng đầu Pháp, mặc burkini không phải là mới mà chỉ là một biểu hiện của việc thiếu tôn trọng nữ quyền.
Từ lâu, mặc trang phục Hồi giáo đã trở thành đề tài tranh cãi ở Pháp. Năm 2010, Pháp là nước châu Âu đầu tiên ban hành lệnh cấm sử dụng khăn che mặt của người Hồi giáo ở nơi công cộng. Năm 2004, Pháp cũng đưa ra quy định cấm dùng khăn trùm đầu và nhiều biểu tượng tôn giáo dễ thấy khác trong các trường công lập. Tuy nhiên, người dân thường vẫn được phép đội khăn trùm đầu ở nơi công cộng.
Phương Anh
2016-08-30 01:24:09
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/phap-tranh-cai-ve-lenh-cam-do-boi-hoi-giao-chua-cham-dut-a256257.html