ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tinh thần đại học bị đè bởi tinh thần lợi nhuận
Thursday, September 8, 2016 17:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tuần qua, vấn đề tự trị đại học, đại học phi lợi nhuận (ĐHPLN) lại nổi lên khi đại học Hoa Sen (ĐHHS) gửi thư cho Thủ tướng với những mong muốn hoàn tất tiến trình để trở thành ĐHPLN đầu tiên của Việt Nam.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8yLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tS2dFVy14NkJ1RU0vVjhrWVFVVnRhVEkvQUFBQUFBQUFmYWMvcWlRUkozSWpWODROR2stY29aSFNYU0lEWVpHdGZ5Q0JBQ0xjQi9zNjQwL3RpbmgtdGhhbi1kYWktaG9jLWJpLWRlLWJvaS10aW5oLXRoYW4tbG9pLW5odWFuLTEwMjR4NzY4LmpwZw==
Đại học Hoa Sen có vẻ như sắp thất bại trong hành trình trở thành một đại học phi lợi nhuận. Trong ảnh tuyển sinh tại trường này. Ảnh: TL
Con đường gian khổ
Ở đâu hành trình để trở thành một ĐHPLN cũng rất gian khổ. Ở Việt Nam nó quá xa vời trước hiện trạng ngày càng có nhiều cá nhân kinh doanh giáo dục đã đành.
Ngay cả hệ thống trường công ở Việt Nam cũng tận thu các khoản tiền “ngoài học phí” ít ỏi, khiến cho phụ huynh rất mệt mỏi bởi liên tục những khoản tiền đóng góp, từ “sổ vàng” gây quỹ nhà trường đến nước uống cũng đóng mấy chục ngàn một tháng (cấp mẫu giáo).
Vài ví dụ, cho thấy việc đòi hỏi tinh thần giáo dục vô vị lợi từ các nhà đầu tư lớn, hơn bao giờ hết, cái cần nhất không phải là tiền mà là tâm.
Những người như cô Bùi Trân Phượng, nhà văn Nguyên Ngọc – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị đại học Phan Châu Trinh (Hội An) – đang mong muốn xây dựng ĐHPLN, là những người đang làm điều không tưởng.
Tại sao? Vì dựa vào những điều đang xảy ra ở hệ thống giáo dục Việt Nam thì ngay cả việc thực thi trường công lập, trường phi lợi nhuận đúng nghĩa đều bất khả trước sự lũng đoạn của tiền bạc.
Gần ba thập niên qua, kinh tế thị trường đã thay đổi diện mạo của đất nước. Nhưng không ai có thể tưởng tượng nổi, việc “thị trường hoá” đã khiến hai lĩnh vực giáo dục và y tế ngày càng trở thành cơn ác mộng. Hầu hết các giá trị cốt lõi về tinh thần đạo đức đều bị sự xâm lấn của đồng tiền phá huỷ.
Chưa bao giờ người dân ở các tầng lớp lại dễ bị từ tổn thương đến phẫn uất khi nhắc đến bệnh viện và trường học – lẽ ra là những nơi xây dựng, chăm sóc và bảo vệ con người về thể chất lẫn tinh thần.
Khác với nền kinh tế thị trường bị thương mại hoá hoàn toàn, ngay từ đầu thế kỷ 19, tại châu Âu, thời đại của Napoléon đã khẳng định: một trong những phúc lợi cơ bản của người dân là được học miễn phí, cả cấp đại học.
Truyền thống đó, cho đến nay vẫn còn giữ. Tại nhiều nước châu Âu, giáo dục là lĩnh vực không được phép thương mại hoá. Được đi học là quyền lợi cơ bản của người dân, ghi rõ trong luật pháp, bởi người dân đóng thuế tức là nhà nước phải xây dựng trường học cho họ. Mọi chính sách và hành động thu tiền trong giáo dục đều là phạm luật.
Bằng tú tài là bằng quốc gia được công nhận ở bất kỳ hình thức nào sau khi học sinh đã hoàn tất chương trình, thậm chí tổ chức thi tuyển là vi hiến.
Đại học là để bảo vệ tự do nghiên cứu và giảng dạy
Một trong những nền tảng cơ bản của đại học là tự do nghiên cứu và giảng dạy, nếu không thì đó là trường dạy nghề.
Đại học các nước như Mỹ, Singapore, Malaysia, Thái Lan… một số trường chuyển sang ĐHPLN cũng là để bảo vệ môi trường giáo dục tự do học thuật, tự do nghiên cứu và giảng dạy trong tình hình các trường công quá tải.
Và khi doanh nghiệp thấy rằng đây là lĩnh vực có thể kiếm lời thì chính hội đồng khoa học của các trường bắt đầu lo sợ doanh nghiệp sẽ chi phối đến chuyên môn, bởi họ nắm quyền quản lý tài chính
và đưa lợi nhuận lên trên những giá trị giáo dục.
Một số trường ở Singapore hiện nay đã chọn giải pháp dung hoà: hội đồng quản trị của trường có quyền quyết định mọi thứ, tuy nhiên về mặt học thuật, phải tôn trọng tuyệt đối hội đồng khoa học độc lập (tách rời với hội đồng quản trị).
Từ câu chuyện đại học của các nước, để thấy, điều quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay chính là cần thừa nhận đặc thù của đại học là tự do học thuật, nghiên cứu và giảng dạy tránh bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích chạy theo lợi nhuận.
Ngoài ra, ở trường đại học tư, hội đồng quản trị của trường có những quyền hạn đặc thù và không được phép can thiệp đến mức nào để hội đồng khoa học được chuyên biệt. Mặt khác, vấn đề tự trị hay xã hội hoá đại học hiện nay là chia gánh nặng quá tải của các trường công.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, cốt lõi của giá trị đại học cần được minh định, chính là quyền tự quyết của hội đồng khoa học cần được quy định rõ trong hiến chương, hạn định, xác lập tính tự do nghiên cứu, học thuật.
Cho đến nay, xây dựng một ĐHPLN ở Việt Nam vẫn cần điều kiện cơ bản không kém, đó là dân trí cao, tinh thần xã hội cao.
Và nhìn vào toàn cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay, đó vẫn là giấc mơ khó thành của Hoa Sen và Phan Châu Trinh trong một đất nước đang ở thực trạng: không có tiền là không có tiếng nói.
Ngân Hà
Theo TGTT
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.