Bình tích áp là thiết bị khá tiện dụng được sử dụng phổ biến trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Bình tích áp thủy lực thực chất là một bình chứa là việc theo nguyên tắc nén áp suất dùng để dự trữ năng lượng thủy lực và cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực khi cần thiết để hỗ trợ máy bơm đẩy nước.
Các quy trình kiểm định kỹ thuật bình tích áp dựa theo quyết định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29/12/2008 do Cục An toàn lao động biên soạn và công bố.Dựa theo đó,thì các sản phẩm bình tích áp bắt buộc phải thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trên các tiêu chí đã được ban hành.
Dựa trên tài liệu kể trên,sau khi tìm hiểu kỹ chúng tôi gửi tới bạn đọc bài viết hướng dẫn quy trình kiểm định bình tích áp thủy lực.Và rất hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm thông tin để lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng tốt nhất ngoài thị trường hiện nay.
1.Bước chuẩn bị kiểm định bình tích áp:
+Thông báo về kế hoạch kiểm định cho các bên liên quan.
+Xác nhận các biện pháp an toàn trước khi tiến hành kiểm định.
+Chuẩn bị đầy đủ phương tiện,cùng các dụng cụ kiểm định.
2.Bước Kiểm tra hồ sơ:
+Xem xét các hồ sơ sau:xem kỹ lý lịch bình,cũng như hồ sơ xuất xưởng,các biên bản kiểm định thiết bị đo lường,và biên bản kiểm tra tiếp địa,cũng như chống sét, các thiết bị bảo vệ,và cả hồ sơ lắp đặt.
+Lý lịch,cũng như biên bản kiểm định hay phiếu kết quả lần kiểm định trước,với biên bản nghiệm thu.
+Hồ sơ quản lý sử dụng,cách vận hành,và thanh tra.
+Hồ sơ thiết kế sửa chữa,và các biên bản nghiệm thu
+Xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
3.Bước kiểm tra bên trong_ngoài bình tích áp
3.1 Cần kiểm tra kỹ mặt bình và bên trong bình,bạn cần chú ý những dấu hiệu sau:
+Các vết nứt,hoặc rạn,các vết móp,hay dấu vết rò rỉ hơi tại mối hàn,các mối tán đinh.
+Tình trạng cáu cặn,hoặc han gỉ,tính ăn mòn.
+Tình trạng phụ kiện,các dụng cụ đo kiểm và an toàn.
+Lớp cách điện.
+Độ chặt của các chi tiết ghép nối.
+Đối với những vị trí không thể khám xét khi kiểm định thì cần kiểm tra tình trạng kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.2 Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị bao gồm:phần hệ thống chiếu sáng,và sàn,hay cầu thang.Hệ thống tiếp đất,cũng như chống sét.
3.3 Số lượng và tình trạng của các thiết bị phụ trợ.
3.4 Đối với môi trường có chứa chất độc hại hoặc dễ gây cháy nổ,thì cần phải thực hiện khử khí trước khi tiến hành kiểm tra.
4.Bước Kiểm tra khả năng chịu áp lực.
+Đối với bình có kết cấu nhiều phần làm việc ở các cấp áp suất khác nhau thì cần tách và thử thủy lực cho từng phần.
+Phải có biện pháp khống chế sự tác động của quá trình thử thủy lực đến các thiết bị bảo vệ tự động,hoặc đo kiểm và đảm bảo các thiết bị này không bị phá hỏng trong quá trình kiểm định diễn ra.
+Môi chất và nhiệt độ môi chất thử,các áp suất thử,và thời gian duy trì áp suất theo quy định tại mục 3.11 của TCVN 6156:1996.
+Trường hợp không có điều kiện thử thủy lực do ứng suất trên bệ móng,và sàn gác hoặc khó xả nước hoặc do có lớp lót bên trong ngăn việc cho nước vào thì có thể thay thế bằng thử áp lực khí và kiếm tra độ kín bằng dung dịch xà phòng.Và cần phải lưu ý cần tuân thủ các biện pháp an toàn quy định tại 3.16 TCVN 6156:1996.
+Nạp môi chất thử và tiến hành tăng áp suất từ từ để tránh hiện thượng dãn nở đột ngột làm hỏng thiết bị.Phải duy trì áp suất thử trong thời gian 5 phút, nghiêm cấm gõ búa.
+Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc định mức, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá tình kiểm định. Dùng búa kiểm tra gõ vào các vị trí có nghi ngờ. Giảm áp suất về 0. Tiến hành khắc phục tồn tại và kiểm tra, nghiệm thu kết quả khắc phục.
+Đánh giá kết quả thử: Đạt kết quả theo quy định tại mục 3.4.5 TCVN 6154:1996.
Khắc phục bình tích áp bị đầy nước
Nguồn: suutam