Do chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh virus Trung Cộng (virus corona mới) nên khiến cho dịch bệnh lây lan, tạo thành sự đình trệ toàn cầu, kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nước đề xuất bồi thường hàng trăm ngàn tỷ USD, và truy cứu trách nhiệm đang dâng cao. Mỹ cáo buộc Trung Quốc ngày 3/1 đã tiêu hủy mẫu virus dẫn đến viêm phổi Vũ Hán, đồng thời từ chối chia sẻ thông tin về virus với các nước khác. Về việc này, hôm 15/5, Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã lên tiếng hồi đáp, khi đó việc “tiến hành quản lý” và hành động liên quan đối với mầm bệnh gây viêm phổi không rõ nguyên nhân là vì để phòng ngừa rủi ro an toàn cho phòng thí nghiệm sinh học, phòng chống mầm bệnh không rõ nguyên nhân tạo thành thảm họa thứ cấp. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia phương Tây cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố ý che giấu hoặc tiêu hủy chứng cứ virus Trung Cộng bùng phát, dẫn đến hàng trăm ngàn người trên thế giới thiệt mạng.
Theo hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, tại cuộc họp báo ngày 15/5 của Văn phòng tin tức Quốc vụ viện Trung Quốc, có phóng viên nước ngoài hỏi, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc ngày 3/1 đã ra lệnh tiêu hủy mẫu virus, đồng thời từ chối chia sẻ mẫu bệnh của các bệnh nhân nhiễm virus. Ông Lưu Đăng Phong, chuyên viên giám sát Vụ Khoa học và Giáo dục thuộc Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết, “những ngôn luận mà quan chức Mỹ phát biểu, hoàn toàn là đoạn chương thủ nghĩa (tách khỏi ngữ cảnh), có ý đánh lừa dư luận”.
Tuy nhiên ngày 27/2, trang tin Caixin từng đăng một bản báo cáo điều tra dài có tên “Tra ngược lại nguồn gốc gen virus corona mới: Cảnh báo khi nào mới vang lên”, nội dung nói rằng Công ty Kỹ thuật gen Vi Viễn Quảng Châu (Guangzhou Weiyuan Gene Technology) đã xét nghiệm 9 mẫu bệnh phẩm của người bệnh, phát hiện loại virus này rất giống với virus SARS, nhưng quan chức địa phương Vũ Hán ngày 1/1/2020 ra lệnh, không cho phép họ tiếp tục giúp đỡ Vũ Hán xét nghiệm mẫu virus viêm phổi; tiêu hủy tất cả các mẫu đã có, không được tiết lộ ra ngoài thông tin về mẫu virus, không được công bố luận văn và chứng cứ liên quan. Lệnh cấm của quan chức Vũ Hán được cho là nghe theo lệnh từ cấp cao hơn từ chính quyền Trung ương.
Báo cáo đặc biệt chỉ ra, từ ngày 31/12/2019, ĐCSTQ đã bắt đầu kiểm duyệt công cụ tìm kiếm và trên mạng xã hội những ngôn luận liên quan đến virus Trung Cộng (virus corona mới), xóa các từ khóa như “biến thể SARS”, “chợ hải sản tươi Hoa Nam”, “viêm phổi Vũ Hán không rõ nguyên nhân”, v.v.
Báo cáo liệt ra thời gian biểu mà ĐCSTQ che giấu chân tướng. Ví dụ, ngày 5/1, Ủy ban Y tế Sức khỏe Vũ Hán dừng công bố dữ liệu các ca bệnh mỗi ngày, liên tiếp không cập nhật trong 13 ngày. Ngày 10/1, ông Vương Quảng Phát, chuyên gia bệnh hô hấp của Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh nói dịch bệnh “có thể phòng ngừa, có thể kiểm soát”, hơn nữa đại đa số người bệnh đều là “ở mức độ trung bình hoặc nhẹ”. Sau đó 12 ngày, ông Vương Quảng Phát tiết lộ bản thân ông đã bị nhiễm virus Trung Cộng.
Ngày 12/1, phòng thí nghiệm tại Thượng Hải của Giáo sư Trương Vĩnh Trinh (Zhang Yongzhen) bị đóng cửa sau khi công bố trình tự nhóm gen virus Trung Cộng. Ngày 24/1, quan chức ĐCSTQ ngăn cản Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán chia sẻ mẫu virus với phòng thí nghiệm của Đại học Texas tại Austin (Mỹ).
Ông Lưu Đăng Phong nói rằng ngày 3/1, văn kiện liên quan mà chính quyền ấn phát, cùng hành động liên quan là vì để ngăn ngừa nguy cơ an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm và ngăn ngừa thảm họa thứ cấp gây ra bởi mầm bệnh chưa được xác định. “Đối với phòng thí nghiệm không đạt được yêu cầu an toàn sinh học lưu trữ mẫu virus, cần phải tiêu hủy tại chỗ hoặc chuyển cho đơn vị bảo quản chuyên nghiệp lưu trữ bảo quản.”
Theo một bản báo cáo điều tra nghiên cứu dài 15 trang của “Liên minh ngũ nhãn” công bố hồi đầu tháng Năm, ĐCSTQ cố ý che giấu hoặc tiêu hủy chứng cứ dịch virus Trung Cộng bùng phát, dẫn đến hàng trăm ngàn người tử vong.
ĐCSTQ còn bao nhiêu bí mật?
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đặt nghi vấn: “Vì sao Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc lại chậm trễ đến muộn thế này mới ra giải thích? Đây vẫn là điều chưa rõ. Nếu chỉ đơn giản vì lý do ‘an toàn’, thì vì sao thông tin quan trọng thế này lại che giấu đến bây giờ?”
ĐCSTQ gián tiếp thừa nhận một trong các cáo buộc đối với mình, một mặt là do áp lực to lớn từ quốc tế, một mặt khác là giấy không gói được lửa, chứng cứ đã rò rỉ ra ngoài, nên họ không cách nào phủ nhận, chỉ đành nhấn mạnh “rủi ro an toàn sinh học”, và nhân tố “quản lý”, đồng thời chỉ trích phía phê bình họ là “đoạn chương thủ nghĩa” để cố gắng lấy lại chút thể diện.
Thực ra, lần phát biểu này của ĐCSTQ, có chút tương tự với việc sửa đổi con số người tử vong lần trước, bởi vì không giấu được nữa,
Cách đây một tháng, ngày 17/4, cơ quan chỉ huy phòng chống dịch bệnh Vũ Hán đã công bố báo cáo, sửa đổi số liệu người tử vong vì dịch bệnh virus Trung Cộng lên 3.869 người, trong một đêm mức tăng lên đến 50%, thao túng số liệu dịch bệnh như trò chơi trẻ con. Trước đó chính quyền nói rằng tuyệt đối không “che giấu không báo cáo dịch bệnh”, sau khi điều chỉnh số liệu thì lại nói là để “đảm bảo tính chuẩn xác thông tin”. Hiển nhiên, ĐCSTQ dưới áp lực ngoại giới nghi ngờ số liệu nên mới sửa đổi, tuy nhiên, con số vẫn chưa phải là chính xác.
Dịch bệnh bùng phát đến nay, phương pháp chẩn đoán xác nhận người lây nhiễm của ĐCSTQ thay đổi nhiều lần, số liệu của chính quyền cũng bị chính họ lật đổ, hiện nay lại gián tiếp thừa nhận tiêu hủy mẫu virus. Những hành động lạ thường này cho thấy điều gì? Điều này cho thấy nghi ngờ của ngoại giới có là có lý, ĐCSTQ vẫn luôn nói dối. Vậy rốt cuộc ĐCSTQ còn che giấu gì?
Ngày 30/12 năm ngoái, bác sĩ Lý Văn Lượng đưa ra cảnh báo cho bạn bè và đồng nghiệp về dịch bệnh, ngay sau đó bị công an Vũ Hán điều tra xử lý; Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc và nhiều kênh truyền thông khác của ĐCSTQ cũng mạnh mẽ phản bác lại “người phát tán tin đồn”. Kết quả, trong lúc sự phẫn nộ của người dân trên mạng đang sôi sục, chính quyền ĐCSTQ đột nhiên lại truy tặng danh hiệu “liệt sĩ” cho bác sĩ Lý Văn Lượng.
Theo báo cáo của “Foreign Policy” vào ngày 13/5, một người ẩn danh thạo tin đã cung cấp cho tạp chí này một kho dữ liệu của Đại học Khoa học Quốc phòng Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Dữ liệu bao gồm thông tin về dịch bệnh của 230 thành phố từ đầu tháng Hai đến cuối tháng Tư, với tổng số hơn 640.000 hồ sơ được cập nhật. Mặc dù báo cáo không chỉ ra rõ ràng liệu 640.000 dữ liệu này có tương đương với 640.000 người lây nhiễm hay không, nhưng có đề cập rằng mỗi một tài liệu đều hiển thị thông tin kịp thời về số lượng các ca bệnh tại một địa điểm nhất định. Dữ liệu bao gồm thông tin vĩ độ và kinh độ và số người lây nhiễm được xác nhận tại địa điểm này.
Ngày 16/5, trang tin Sina tại Trung Quốc đưa tin, theo trang Caixin, hồi tháng Tư, Vũ Hán đã tiến hành lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm cho 11.000 người, kết quả cho thấy có khoảng 5 – 6% mẫu cho kết quả dương tính, cũng tức là tỷ lệ lây nhiễm tổng thể tại Vũ Hán vào khoảng 5 – 6%. Sina News nói rằng lấy con số này suy đoán, trong 11 triệu người, ít nhất có 500.000 người đã lây nhiễm. Nhưng hiện số người được xác nhận lây nhiễm chỉ hơn 50.000 người, tức 90% người bị nhiễm chưa được phát hiện.
Thực ra, 90% người lây nhiễm không phải “chưa được phát hiện”, mà là ĐCSTQ không muốn phát hiện. Dù cho hiện nay có kiểm tra một cách rầm rộ đi nữa, do chất lượng xét nghiệm khó có thể đảm bảo, nên con số cuối cùng vẫn rất có khả năng thấp hơn thực tế rất nhiều.
Trí Đạt
Xem thêm:
The post ĐCSTQ tiêu hủy mẫu virus viêm phổi Vũ Hán vì để đảm bảo an toàn? appeared first on Trí Thức VN.
2020-05-17 17:13:02