ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kamikatsu: Ngôi làng đầu tiên trên thế giới không có rác
Friday, May 15, 2020 16:39
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước khi được biết đến là ngôi làng không có rác đầu tiên trên thế giới, làng Kamikatsu (thuộc huyện Katsuura, tỉnh Tokushima, Nhật Bản) đã từng thải vô số rác thải ra môi trường.


(Ảnh: Namazu Masataka/Nippon.com)

Những năm 90, người dân không tái chế rác mà đem đốt bỏ hoặc vứt ra môi trường xung quanh. Việc đốt rác đã bị cấm hoàn toàn ở làng bởi lượng khí CO2 tăng lên quá nhanh. Trên toàn thế giới khoảng 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông vận tải thải ra. CO2 là một chất gây ngạt. Bình thường tỷ lệ CO2 trong không khí từ 0,3 – 0,4%0. Ở nồng độ thấp CO2 kích thích trung tâm hô hấp. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ CO2 5%0 đã gây trở ngại cho hô hấp. Tiếp xúc với CO2 ở nồng độ 15% người ta không thể làm việc được. Ở nồng độ 30 – 60 % có thể gây nguy hiểm tính mạng cho con người.

Sau khi nhận thấy việc xử lý rác thải trước đây đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, mọi người đã quyết tâm thay đổi, biến thị trấn này thành nơi đầu tiên nói không với rác. Đến năm 2003, mọi người bắt đầu chiến dịch phân loại rác thải cẩn thận rồi đem đi tái chế, thay vì vứt bỏ như trước.


Phân loại rác (Ảnh: Namazu Masataka/Nippon.com)

Phân loại (Ảnh: Namazu Masataka/Nippon.com)

Hoạt động mới bắt buộc tất cả mọi người phải phân biệt được 34 loại rác khác nhau nhằm phân loại cho chính xác. Ban đầu việc phân loại khiến người dân khá bối rối, nhưng khi biết gần 45 loại rác thải có thể tái chế (như can nhôm, can thép, can sơn xịt, nắp kim loại, giấy bìa, quần áo, đồ gỗ hay bóng đèn huỳnh quang) mọi người đã cố gắng làm quen với lối sống mới hơn. Họ cũng không có xe chở rác mà phải tự tay mang đến trung tâm để xử lý.


Trung tâm xử lý rác rất ngăn nắp (Ảnh: Namazu Masataka/Nippon.com)

Kimono cũ được tái chế thành gấu bông cho trẻ em, thực phẩm thừa sẽ được đưa vào làm phân bón compost cho các trang trại ở địa phương, bàn ghế và đồ nội thất sẽ được mang đi trao đổi. Hoạt động kinh doanh từ rác thải cũng xuất hiện, đem lại nguồn lợi không hề nhỏ cho thành phố. Hiện nay 80% lượng rác được tái sử dụng, thị trấn tiết kiệm được  ⅓ chi phí xử lý rác thải. Làng nghề Kuru Kuru thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan, mua sắm những mặt hàng như áo sơ mi, túi sách,.. được tái chế từ rác.

Thực tế, ngoài việc tái chế rác thải, chúng ta có thể làm giảm lượng khí CO2 gây ô nhiễm nếu có ý thức sống tốt hơn. Theo nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra, lượng CO2 thải ra môi trường của Trung Quốc giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 200 triệu tấn). Vì nhiều quốc gia ban hành lệnh phong tỏa và người dân chủ động ở trong nhà, nên lượng khí CO2 do phương tiện di chuyển cũng giảm đi. Hàng chục ngàn chuyến bay trên toàn cầu cũng đã bị hủy từ đầu năm 2020. Carbon Brief ghi nhận trong những ngày dịch COVID-19 vào đỉnh, những chuyến bay cắt giảm làm bớt đến 10% lượng khí nhà kính, và tính trung bình 2 tháng qua giảm 5%.


(Ảnh: Namazu Masataka/Nippon.com)

Trung tâm xử lý rác (Ảnh: Namazu Masataka/Nippon.com)

Chúng ta không thể tự cách ly mãi mãi vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Nhưng không đốt rác, không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân, trồng cây gây rừng, tái chế đồ đạc… là những việc hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Minh Minh

Xem thêm:

The post Kamikatsu: Ngôi làng đầu tiên trên thế giới không có rác appeared first on Trí Thức VN.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.