ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lòng đố kỵ như hòn than nóng, ném vào người khác nhưng chính mình lại bị thương
Tuesday, June 30, 2020 12:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong những thói hư tật xấu cơ bản, là nguồn gốc cho nhiều loại tội ác phái sinh của con người, duy chỉ có tâm đố kỵ, tật đố là không mang lại cảm giác thỏa mãn, vui thú hay dễ chịu nào. Vậy nhưng biểu hiện của tâm đố kỵ lại rất phong phú trong cuộc sống, kéo chúng ta xuống vũng lầy chật hẹp và hủy hoại chúng ta một ngày nào đó.

Không nhất thiết phải như Bàng Quyên, đố kỵ đến mức luôn bày mưu tính kế hại Tôn Tẫn, cuối cùng lại chính vì nhân tâm này mà lọt bẫy và chết thảm dưới hàng trăm mũi tên của quân Tôn Tẫn. Cũng không đến mức chỉ vì một quả táo mà dẫn tới cuộc chiến nổi tiếng muôn đời như cuộc chiến thành Troy. Nhưng biểu hiện của tâm đố kỵ lại tinh vi đến mức không ngờ mà chúng ta có thể giật mình khi nhận ra mình cũng có. Và sự thật là nó có thể hủy hoại chúng ta.

Đố kỵ nguy hiểm bởi nó có mặt ở mọi nơi và dưới nhiều hình thức ta không thể ngờ tới

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi hai tòa tháp đôi WTC biểu tượng thịnh vượng của New York, thành phố kiêu hãnh tự hào với giấc mơ Mỹ và tinh thần dân chủ, tự do bị sụp đổ, tôi cũng giống với khá nhiều người Việt Nam lúc đó, cảm thấy có chút đắc chí khi cuối cùng “đế quốc” cũng có ngày này. Tất nhiên vẫn đã có những cảm xúc nhân văn hơn đối với cái chết của gần 3.000 người, nhưng điều đầu tiên xuất hiện khi biết tin lại là một cảm giác phi nhân tính. Nó đã khiến tôi giật mình kinh sợ chính bản thân mình, không chỉ bởi sự thiếu hiểu biết, mà còn bởi sự nhẫn tâm đáng sợ.

Những năm sau này, trong dòng chảy cuộc sống hối hả, tôi cũng đã không ít lần thấy lại cái tâm đố kỵ đến mức vô lý ở mình. Khi cô bạn đồng nghiệp liên tiếp thăng tiến và nhận được những lời mời làm việc tốt hơn, tôi tự an ủi mình rằng chẳng qua vì cô ấy luôn tận dụng mọi cơ hội thể hiện bản thân và bon chen. Còn tôi, vốn không tranh đấu và thể hiện mình nên đương nhiên là sẽ không có nhiều cơ hội đến với mình, mặc dù lãnh đạo cũ cũng công nhận rằng tôi thông minh và có tầm nhìn hơn trong công việc.

Khi một người quen của gia đình luôn được mẹ tôi ca ngợi về sự khéo léo, đảm đang, tôi lại thể hiện cái sự ghen ghét nhỏ nhen khi bồi thêm rằng, cô ấy phải chăm sóc, chu toàn mọi việc gia đình là để giữ chân ông chồng có tính trăng hoa của mình. Chứ như tôi, vì có người chồng rất tốt và chân thành nên chả cần làm gì nhiều mà gia đình vẫn hạnh phúc. Rằng, phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng, lúc yêu thì phải tìm hiểu cho kỹ, phải có lý trí… Tôi như một bà cô nanh độc, để bảo vệ bản thân trước khả năng bị tổn thương khi được so sánh với người khác, đã tự mình trở nên nhỏ mọn đến như vậy.

Thậm chí khi thấy một diễn viên nổi tiếng đào hoa gặp scandal và gặp khó khăn trong sự nghiệp, tôi cũng hùa vào với dư luận phán xét rằng đó là quả báo nhãn tiền vì đời sống không đứng đắn của anh ta.

Tâm đố kỵ không chỉ biểu hiện khi chúng ta khao khát những ưu thế so với đối phương, sợ cảm giác thấp kém và thất vọng khi bị so sánh, thiếu hụt những ưu thế, mà nó còn thể hiện ở việc chúng ta xem thường những người thua kém chúng ta hoặc không được như mong đợi của chúng ta.

Khi thấy bạn đồng nghiệp mới vào làm mãi không được một cái báo cáo đơn giản, thay vì giúp họ, chúng ta lại tỏ ra mất kiên nhẫn và đay nghiến “sao có mỗi việc đơn giản thế mà không làm được”. Khi nghe những bình luận vô đạo đức từ người khác, chúng ta cảm thấy chán ghét và thành kiến với họ.

Ngày nay, khi truyền thông phát triển chóng mặt, báo chí và các kênh truyền thông thường đăng tải những tiết mục thảm họa của các cuộc thi truyền hình. Một anh chàng ẻo lả mặc váy tứ thân hát không ra hát, một cô nàng tự tin đến mức mắng cả ban giám khảo với tác phong không được bình thường cho lắm… những điều như thế là đủ mang lại tiếng cười cho người xem và những thước phim đó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Người ta cười vào những người có vẻ bất ổn về tâm lý hay trong cách hành xử, thay vì thương cảm hay tôn trọng họ.

Đó thật ra chính là một mặt khác nữa của tâm đố kỵ, tật đố. Người hòa ái, luôn nhìn mọi người bằng con mắt cảm thông và bao dung thì sẽ không như vậy. Dù người khác có làm gì sai, có kém cỏi thế nào, người không so đo, đố kỵ sẽ luôn giữ tâm bất động mà dung chứa được tất cả mọi sự thiếu xót.

Trong tiếng Đức có một từ không thể dịch sang các thứ tiếng khác, đó là Schadenfreude, nghĩa là cảm giác vui sướng trước sự bất hạnh của người khác. Đây là từ ghép từ hai danh từ, Schaden là tai hại và Freude có nghĩa là vui sướng. Có thể nói người Đức là những triết gia thích quan sát cuộc sống, họ đã nhận ra trạng thái tâm lý khá phổ biến này ở con người và tạo ra riêng một từ cho nó. Bởi nó quá phổ biến, và ai trong chúng ta cũng có thể đã từng một lần trải nghiệm.

Lăng kính méo mó dẫn tới định hướng lệch lạc

Nhà văn Balzac từng nói:

Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần.

Khi đố kỵ, chúng ta ngay lập tức trở thành nạn nhân của mình, chúng ta tỏ ra châm biếm, khinh miệt, vô ơn… với ảo tưởng rằng những điều đó sẽ đẩy bản thân chúng ta lên, giảm thiếu mối đe dọa tồn tại bởi ưu thế của người khác đi. Cảm xúc tiêu cực ngay lập tức ảnh hưởng đến chúng ta trước tiên chứ không phải ai khác. Chúng kìm hãm chúng ta, làm ta phân tâm và che mờ mất con đường sáng, rộng hơn để đưa chúng ta tới những tiềm năng tối đa của bản thân.

Rồi từ những cảm xúc tiêu cực, chúng thúc đẩy ta bắt đầu hành động, có

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.