Kho báu của người thợ mộc
Monday, October 26, 2009 10:04
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Phải gọi đúng là kho báu, bởi với gần 400 bản tranh thờ Đạo giáo của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có những bức vẽ từ đầu thế kỷ 19, Phạm Đức Sĩ đã trở thành chủ nhân của một kho tàng vô giá, mặc dù công việc bình thường của anh chỉ là đóng những khung tranh cho sinh viên trường Đại học Mỹ thuật.
Kho báu vô giá
Buổi khai mạc triển lãm đầu tiên của mình, cũng là triển lãm hiếm hoi của một người không thuộc chuyên ngành hội hoạ, Phạm Đức Sĩ có vẻ rụt rè đứng giữa những tên tuổi lớn của giới mỹ thuật: những hoạ sĩ, những nhà phê bình, nhà nghiên cứu… Và anh thợ mộc ấy đã rơi nước mắt xúc động, khi nghe những đánh giá hết sức trân trọng mà người trong giới dành cho mình, trước quy mô đáng nể của triển lãm, một phần của bộ sưu tập đồ sộ anh đã dày công tìm hiểu, sưu tầm trong hơn chục năm trời qua. Vượt qua cả những con số, ý nghĩa về văn hoá, tâm linh và tín ngưỡng vô cùng quý giá của những bức tranh thờ ấy mới là điều làm nên giá trị của triển lãm.
Một góc triển lãm.
Triển lãm đầu tiên của Phạm Đức Sĩ, bao gồm khoảng 120-150 bức tranh thờ Đạo giáo và Phật giáo, được sưu tầm trong hơn 10 năm trời, phần lớn từ đồng bào các dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Dáy, Sán Chỉ… cùng một số bộ tranh thờ của người Kinh. Đây chỉ là một phần của gần 400 bức tranh trong cái “kho” ở căn nhà phố Bát Đàn của anh. Trong số các bộ tranh này, nhiều bức do chính những nghệ nhân ở làng tranh Đông Hồ đi vẽ thuê cho người dân tộc.
Phần lớn tranh trong bộ sưu tập của mình, anh có thể “nhìn” ra niên đại nhờ kinh nghiệm và những “bài học” đã từng trải qua trong cả thập niên tìm hiểu tranh, nhưng cũng chưa đủ tự tin để khẳng định chính xác, chỉ một vài bộ có “binh văn” – chú giải cụ thể rõ
Theo hoapham108