ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Có nên phạt trẻ?
Sunday, January 24, 2010 15:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có rất nhiều ông bố bà mẹ cho rằng cần phải phạt trẻ khi chúng mắc lỗi. Nhưng cũng số khác lại thấy họ rất thành công trong việc giáo dục con mà không cần phải phạt chúng. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc các bậc cha mẹ dạy dỗ như thế nào.

Có nên phạt trẻ? - Tin180.com (Ảnh 1)

Nếu đôi khi họ bị trừng phạt vì lý do không thỏa đáng, thì họ nhất định sẽ phạt con họ trong trường hợp tương tự. Còn nếu họ được dạy dỗ chỉ bảo theo hướng tích cực, thì họ cũng có khuynh hướng dạy dỗ con cái theo cách đó.

Mặt khác, trong số nhiều trẻ em có hạnh kiểm không tốt, thì một số trong số đó thường xuyên bị cha mẹ phạt, nhưng một số khác trong số đó lại chẳng bị cha mẹ phạt bao giờ. Vì vậy chúng ta cũng không thể kết luận là phạt trẻ hay không phạt trẻ là tốt hơn. Việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của mỗi bậc cha mẹ nói chung.

Trừng phạt không phải là chìa khoá của việc rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ.

Trước khi chúng ta nói tiếp về mục đích của việc trừng phạt trẻ, cần phải nhận ra rằng trừng phạt ko bao giờ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục con trẻ. Đó chỉ là cách nhắc nhở mạnh mẽ mà cha mẹ cho là có hiệu quả hơn những lời nói của họ. Chúng ta đều nhìn thấy những đứa trẻ hay bị tạt tai, đánh đít, cũng là những đứa trẻ không có tình cảm và vô lễ.

Những trẻ em có tính kỷ luật tốt là những trẻ được lớn lên trong một gia đình đầy yêu thương – được yêu thương và học cách yêu thương.

Con trẻ dần bớt bám cha mẹ và bắt đầu có nhu cầu chia sẻ với người khác khi chúng khoảng 3 tuổi, (không sớm hơn vì chúng được cha mẹ bao bọc), vì lúc đó tình cảm của trẻ với những trẻ khác (như sự thích thú hay yêu mến) đã phát triển đầy đủ.

Một yếu tố rất sinh động nữa là trẻ rất muốn được càng giống cha mẹ càng tốt. Trẻ đặc biệt rất cố gắng để trở nên lịch sự, văn minh và có trách nhiệm như người lớn khi chúng khoảng 3-6 tuổi. Chúng tỏ vẻ rất nghiêm túc khi chơi đồ chơi như chăm sóc búp bê, chơi trò “trông nhà” và “đi làm”, vì trẻ thấy cha mẹ chúng làm như vậy.

Sự kiên quyết và nhất quán

Việc hàng ngày của cha mẹ là giáo dục trẻ vào khuôn phép bằng sự kiên quyết và trước sau như một.

Mặc dù trẻ phần lớn tự hoà nhập vào cuộc sống, thông qua tình yêu thương và bắt chước, thì cha mẹ vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Giống như 1 chiếc xe hơi. Trẻ cung cấp năng lượng nhưng cha mẹ phải lái chúng đi đúng đường. Có những bé khó bảo hơn những bé khác – chúng nghịch ngợm hơn, hấp tấp hơn, bướng bỉnh hơn – và vì vậy cần tốn nhiều sức lực hơn để trẻ vào khuôn phép. Đối với hầu hết trẻ em và hầu hết thời gian, chỉ cần ánh mắt hoặc lời nói không đồng ý của cha mẹ là đủ để lái trẻ đi đúng đường. Có 1 số ít trẻ rất bướng bỉnh nhất định không nghe lời cha mẹ làm cho họ mặc dù là cha mẹ tốt cũng cảm thấy bất lực, chán nản và giận dữ. Một số trẻ như vậy sẽ mắc hội chứng hiếu động thái quá hoặc tương tự.

Với trẻ 13 tuổi trở lên

Trước đó, bạn đã tạo một nền tảng vững chắc cho con. Trẻ biết được điều gì nên làm và rằng bạn luôn thực hiện những điều mình nói. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, bạn vẫn nên cảnh giác.

Bạn hãy đặt ra những quy định về việc làm bài tập, đi chơi, giờ giới nghiêm, hẹn hò và thảo luận những điều này với trẻ trước khi áp dụng để không có sự hiểu lầm. Trẻ có thể sẽ phàn nàn về thời gian nhưng sẽ nhận ra rằng bạn đang kiểm soát trẻ. Dù bạn tin hay không thì dù ở lứa tuổi này, trẻ vẫn muốn và cần bạn đặt ra những giới hạn và thi hành trật tự trong cuộc sống của chúng, ngay cả khi bạn trao cho trẻ tự do và trách nhiệm nhiều hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên để trẻ tự kiểm soát một vài vấn đề của bản thân. Điều đó không chỉ giúp hạn chế những cuộc tranh cãi với con mà còn giúp trẻ tôn trọng những quyết định của bạn, rằng bạn cần phải làm thế. Bạn có thể cho phép trẻ quyết định những vấn đề liên quan đến quần áo, đầu tóc.

C.H – Tổng hợp
(Theo Lamchame&Vnexpress)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.