ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giúp con sửa thói xấu
Friday, January 29, 2010 9:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tính cách ở bé khiến cha mẹ mệt mỏi là mè nheo, cáu kỉnh và hay chống đối. Để giúp con ngoan hơn, ngoài việc động viên, khích lệ, bạn cần biết cách phạt bé hiệu quả.

Bày tỏ tình yêu với con

Đây là thái độ tích cực của cha mẹ, ảnh hưởng tốt đến bé. Cần bộc lộ tình yêu và sự động viên cho con nhiều hơn lời trách mắng hay hình phạt. Ôm, hôn hay khen ngợi là cách thể hiện tình yêu đơn giản nhất.

Chấp nhận bé

Càng lớn, bé càng bộc lộ cái tôi của mình. Phần lớn tính cách của bé là do giáo dục, số ít là bởi gene. Hãy chấp nhận sự phát triển tự nhiên của con, đừng nhào nặn con theo ý mình. Khi bạn hiểu và gọi tên rõ tính cách của bé, bạn sẽ biết làm thế nào để hạn chế tính xấu ở bé.

Hạn chế nguyên tắc cứng nhắc

Ngay từ khi chào đời, bé đã chịu quá nhiều nguyên tắc của cha mẹ: phải làm thế này, không làm thế kia… Mệnh lệnh của bé sẽ khiến bé cáu kỉnh và thích chống đối. Tất nhiên, nguyên tắc là để đảm bảo an toàn và sự phát triển khoẻ mạnh của bé. Nhưng nếu chỉ muốn dạy bé theo khuôn khổ gò bó thì bạn không để con phát huy khả năng sáng tạo.

Giúp con sửa thói xấu - Tin180.com (Ảnh 1)

Ngăn ngừa cơn cáu kỉnh của bé

Cáu kỉnh, chống đối là đặc tính phổ biến của bé. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp bé hạn chế điều này với vài gợi ý dưới đây:

Hiểu những hạn chế của con: Bé hành động sai có thể do bé không hiểu hoặc không biết làm thế nào cho vừa yêu cầu của mẹ.

Coi con như người bạn: Khi muốn đề nghị con, bạn hãy dùng giọng nói như bạn bè. Nhẹ nhàng và tôn trọng khi yêu cầu, có thể dùng: “giúp mẹ nhé” hoặc “cảm ơn con”…

Kiên quyết: Đừng nản lòng khi bé luôn miệng nói: “không, không”; thay vào đó, bạn hãy bình tĩnh nhắc lại yêu cầu.

Cẩn thận với phần thưởng: Phần thưởng quá đà sẽ dạy bé phá vỡ nguyên tắc thì không được thưởng.

Cho bé lựa chọn, ngay khi có thể: Điều này khuyến khích tinh thần độc lập của con, như cho bé tự chọn bộ pyjama hoặc câu chuyện.

Ngăn ngừa tình huống xấu: Nếu bé thường mè nheo khi đi siêu thị, bạn cần nhờ người trông con vào lần đi siêu thị tới. Với những bé mệt mỏi, đói hoặc bị ốm cũng dễ có tâm trạng xấu.

Tạo niềm vui: Tạo những hoạt động vui vẻ để bé tham gia.

Tạo thời gian biểu: Hãy dạy bé thói quen ngủ dậy, đánh răng… theo thời gian cố định.

Khuyến khích bé giao tiếp: Dạy con dùng từ bộc lộ cảm xúc tiêu cực.

Biện pháp khác

Nếu sau những cố gắng của mẹ, bé vẫn có hành vi xấu, bạn hãy thử vài mẹo sau:

- Cách chinh phục tự nhiên: Nếu bé ném hoặc bẻ gãy đồ chơi, bé sẽ bị mẹ tịch thu, không cho chơi món đồ đó nữa.

- Cách chinh phục logic: Nói với bé nếu không thu dọn đồ chơi, bạn sẽ mang cất món đồ đó trong một ngày. Hoặc nếu bé có một hành vi xấu, bạn hãy thu hồi một món đồ chơi yêu thích của con hoặc cái gì đó liên quan đến hành vi xấu. Đừng phạt bé bằng cách nhịn cơm.

- Cho con lời cảnh báo: Khi bé chơi quá giờ, hãy đưa ra vài lời chỉ dẫn. Nếu bé tiếp tục chống đối, bạn hãy đưa con tới góc phạt. Đó là nơi bé phải đứng chịu phạt, số thời gian phạt bằng với số tuổi của bé (bé 3 tuổi bị phạt trong 3 phút). Nếu bé quấy khóc, chạy ra chỗ khác, hãy cương quyết đưa bé trở lại vị trí. Hãy giải thích lý do và thời gian bị phạt cho con. Lúc hết thời gian, hãy dạy bé cách thực hiện hành vi tốt.

Dù bạn chọn cách nào để dạy con, cũng cần kiên trì. Cũng tránh mắng con là “bé hư” vì không có “bé hư” mà chỉ có những hành vi hư ở bé. Thay vì nói: “Con thật hư”, hãy nhẹ nhàng: “Con chờ mẹ nhé. Đừng chạy sang đường một mình”.

(theo Mẹ và bé)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.