ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Ưu” khi yêu, “khuyết” … sau cưới
Monday, January 4, 2010 9:47
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đây là hiện tượng thường thấy ở các cặp vợ chồng sau thời kỳ “hậu hôn nhân”. Đó chính là lúc mà những ưu, khuyết điểm của người bạn đời được thể hiện một cách rõ nét nhất.

1879157

Vỡ mộng

Thu Huyền, một giáo viên dạy cấp 3, quận Tân Bình TP. HCM, đến Trung tâm tư vấn Hôn nhân gia đình với một tâm trạng rất chán chường, hoang mang.

Cô tâm sự: Chỉ sau ngày cưới hai năm, mình đã phải nếm trải cảm giác bị chồng… bỏ bê. Ngày mới quen nhau, anh luôn biết cách chọn đúng đĩa nhạc mà cô ưa thích rồi bỏ cả giờ để cùng cô thưởng thức những giai điệu dễ thương của bản nhạc. Anh hay đưa cô đi siêu thị, cùng cô ngắm hàng hoá không biết… mỏi mắt. Nói chung, bên cạnh anh, cô luôn tìm được một nguồn chia sẻ, một người luôn cùng cô nhìn về một hướng.

Thế nhưng, bây giờ cô chợt hiểu ra rằng, những sở thích trước kia của anh đều nằm trong chiến lược “nhân nhượng” để nhằm chiếm cho được trái tim của người đẹp.

Khi đã là vợ anh rồi, xem ra mọi chuyện đều thay đổi một cách nhanh chóng. Những buổi tối, cô luôn phải xem ti vi một mình, có bộ phim hay mà không có chồng bên cạnh để trò chuyện, những ngày cuối tuần, cô cũng chỉ đi siêu thị có một mình vì chồng luôn than rằng “mỏi chân”, khiến Huyền cảm thấy rất cô đơn.

Sợ tình cảm giữa vợ chồng mình chỉ còn những lời hỏi thăm đơn giản về sức khoẻ, công việc, hơn nữa sợ chồng bù khú với bạn bè dẫn đến nguy cơ sa ngã, bồ bịch nên Huyền quyết định phải làm thay đổi tính tình của chồng. Thế nhưng, những nỗ lực của cô chỉ đem lại bầu không khí nặng nề trong gia đình. Cô cằn nhằn và lên lớp chồng, cắt giảm luôn các khoản “chiều chồng”, hay bỏ về nhà mẹ ruột, dọa ly hôn…

Phía anh chồng, khi trở về mái ấm của mình sau một ngày làm việc, gặp bà vợ luôn “khủng bố” như thế, anh chồng lại càng muốn bỏ đi theo bạn bè ăn nhậu nhằm xả stress. Chính vì thế mà khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày một xa.

Còn Kim Thơ, nhân viên kinh doanh của một Công ty quảng cáo thì ngày càng mê mệt một Giám đốc của Công ty phía đối tác mà cô tình cờ quen được trong một lần gặp mặt.

Tính quyết đoán, tinh thần làm việc có trách nhiệm cao, nghiêm túc của anh khiến cô xiêu lòng. Với Thơ, anh là một người đàn ông mạnh mẽ, nam tính, xứng đáng là trụ cột trong gia đình.

Còn với anh, ngày mới quen nhau, anh dường như “chết đứng” vì cái tính “bương bướng” của Thơ. Anh khen cô thông minh, giỏi giang và hay đưa ra những quan điểm riêng của mình khi tranh luận với mình về mọi vấn đề…

Sau 4 năm chung sống, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng bắt đầu xảy ra. Cũng như ở Công ty, anh luôn mang cái “uy”, quyền lực của mình, khi về đến nhà, mọi thứ trong gia đình phải luôn hoàn hảo theo đúng suy nghĩ của anh. Con học trường nào, lớp nào đều do anh áp đặt, mua sắm thứ gì có giá trị trong nhà anh đều quyết tất, chẳng cần trao đổi với vợ xem thế nào.

Những ưu điểm của Thơ ngày xưa mà anh rất thích, bây giờ lại làm anh khó chịu. Những cuộc cãi vã ngày càng “nổ” ra, anh chồng thì chì chiết nói cô “bướng bỉnh”, không biết nghe lời chồng, còn dám cãi tay đôi nữa. Lối sống của hai vợ chồng dần dần khác biệt, làm cho Thơ ngày một khó chịu. Cô cảm thấy mình không được chồng tôn trọng, cảm thấy tủi hổ.

Đến gặp chuyên viên tư vấn, cô lưỡng lự muốn ly hôn nhưng lại không đành vì thương con còn nhỏ, còn sống với người chồng độc đoán, dù có làm ra nhiều tiền, cuộc sống sung túc nhưng với cô cũng không hề biết đến chữ hạnh phúc là gì.

Để nhịp điệu hòa đồng

Tiến sĩ Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, trường ĐH Sư phạm TP. HCM, chia sẻ: Thật ra đây là hiện tượng thường thấy ở các cặp vợ chồng sau thời kỳ “hậu hôn nhân”. Đó chính là lúc mà những ưu, khuyết điểm của người bạn đời được thể hiện một cách rõ nét nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà cùng với tình yêu, sự tôn trọng, cảm thông và hiểu nhau trở thành yếu tố cần thiết trong hôn nhân. Cái “khác” của mỗi người sẽ đổi thay và phát sinh tuỳ theo tuổi tác và điều kiện sống, nhất là trong đời sống vợ chồng. Khi đó, “người trong cuộc” sẽ càng phải tinh tế nhận ra những điều mình cần điều chỉnh để kết hợp chúng một cách uyển chuyển, bền vững. Đừng để cái “khác” của mình gây ra ức chế, căng thẳng cho người bạn đời, xâm hại đến lợi ích chung của gia đình.

Ông Trần Văn Tuấn, một cán bộ hưu trí ở quận Gò Vấp có một số kinh nghiệm muốn chia sẻ với các ông chồng trẻ: “Trước khi cưới nhau, bà xã yêu tôi bởi sự mạnh mẽ, quyết đoán và biết cách chia sẻ với cô ấy. Đến nay, sau hơn 30 năm, tình cảm ấy vẫn không thay đổi, quan trọng là mình biết cách điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với đời sống gia đình”.

Gần như cả đời, ông Tuấn sống trong môi trường quân đội với những nội quy, kỷ luật nghiêm ngặt nên đã tạo cho ông bản tính mạnh mẽ. Ông nói: “Anh em trong đơn vị đến nhà chơi, hay chọc vui: Thủ trưởng ở cơ quan “hét ra lửa”, vậy mà về nhà lại “ngọt như đường” với bà xã. Họ cứ nghĩ bà xã tôi chắc thuộc dạng “sư tử Hà Đông”. Thực tế, vợ tôi rất hiền lành. Tôi nhỏ nhẹ, dịu dàng với vợ là vì tôi là chồng, là cha chứ không phải ông tướng, ông tá trước binh lính. Không bao giờ tôi “ra lệnh” cho vợ con cả, lúc nào giữa các thành viên trong gia đình cũng có sự bàn bạc dân chủ, bình đẳng”.

Ông mỉm cười: “Vợ tôi rất tự hào về chồng mình, khoe với bạn bè, bà ấy bảo tôi rất “oai”, nhưng trong nhà, chính vợ tôi mới là người chỉ huy thật sự. Hạnh phúc sẽ bền chặt nếu vợ chồng biết cách sẻ chia và yêu thương lẫn nhau”.

Theo Minh Tú (Hôn nhân – Gia đình)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.