ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hai cuộc bán tranh “chấn động” lòng người
Friday, February 19, 2010 14:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã đóng góp nhiều mặt vào diện mạo văn hóa và đời sống của thế kỷ 20. Thế nhưng, cũng có một số “thói tật” trên thị trường mỹ thuật đã làm xấu đi hình ảnh của nền mỹ thuật non trẻ này, đó là nạn tranh giả, những vụ mua bán rùm beng mang nặng tính thương mại hoặc chỉ là tự lăng xê bản thân mình với giá tranh cao ngất ngưởng. Nhưng dưới đây, là hai câu chuyện có thật gắn chặt hai họa sĩ nổi tiếng. Việc mua bán tranh của họ cũng dính tới tiền, mà là một số tiền lớn, song cách ứng xử của người bán, người mua lại đầy chất nghệ sĩ, làm ngỡ ngàng những người được chứng kiến. Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã đóng góp nhiều mặt vào diện mạo văn hóa và đời sống của thế kỷ 20. Thế nhưng, cũng có một số “thói tật” trên thị trường mỹ thuật đã làm xấu đi hình ảnh của nền mỹ thuật non trẻ này, đó là nạn tranh giả, những vụ mua bán rùm beng mang nặng tính thương mại hoặc chỉ là tự lăng xê bản thân mình với giá tranh cao ngất ngưởng. Nhưng dưới đây, là hai câu chuyện có thật gắn chặt hai họa sĩ nổi tiếng. Việc mua bán tranh của họ cũng dính tới tiền, mà là một số tiền lớn, song cách ứng xử của người bán, người mua lại đầy chất nghệ sĩ, làm ngỡ ngàng những người được chứng kiến.

* Trả lại cho người mua 360 ngàn bảng Anh

Hai cuộc bán tranh ’chấn động’ lòng người - Tin180.com (Ảnh 1)
Lê Thị Lựu, năm 1950

Theo nhà phê bình Thụy Khuê thì đầu thập niên 1930, nhiều tờ báo đã nhắc tới người nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam, đó là Lê Thị Lựu. Bà tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 3 (1927- 1932), nổi tiếng cả nước về tài và sắc. Lê Thị Lựu sinh ngày 19/1/1911 tại làng Thổ Khôi, tỉnh Bắc Ninh, mất ngày 6/6/1988 tại Antibes, Pháp. Trước khi sang Pháp định cư năm 1940, bà đã dạy hội họa ở một số trường như Bưởi, Hàng Bài, Hồng Bàng ở Hà Nội và Trường Mỹ thuật Gia Định ở Sài Gòn. Suốt đời họa sĩ này vẽ không nhiều, chỉ khoảng 300 bức tranh, chủ yếu về đề tài phụ nữ và trẻ em, nhưng đóng góp lớn về kỹ thuật vẽ tranh lụa.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn, những năm cuối đời, danh họa Lê Thị Lựu đã từng đem 360 ngàn bảng Anh ra ngân hàng trả lại cho người mua. Chuyện là có một nhà môi giới nghệ thuật (art dealer) ở bên Anh sang Pháp gặp bà Lựu để chọn mua cho bảo tàng tại London một tác phẩm. Cuộc thương lượng có thể có một chi tiết nhầm lẫn nào đó về giá, nên khi về Anh, nhà môi giới này đã ký vào chi phiếu 400 ngàn bảng Anh, trong khi bà Lựu chỉ đề nghị giá bán là 40 ngàn bảng. Khi được ngân hàng tại Pháp mời ra nhận số tiền gấp 10 lần, bà Lựu mới biết sự nhầm lẫn này, dù về mặt pháp lý, bà hoàn toàn có thể giữ số tiền ấy. Bởi tại một số bảo tàng quốc tế, những nhà môi giới nghệ thuật uy tín thường có toàn quyền chọn tác phẩm và quyết định giá mua, nghĩa là 360 ngàn bảng này bà Lựu có thể giữ, vì nó nằm trong khung giá mà bảo tàng cho phép nhà môi giới quyết định.

Nguyễn Tiến Văn nói việc trả lại tiền này với bà Lựu là một ứng xử thường tình, con người bà như vậy, chẳng có gì phải đắn đo, nên bà cũng chẳng muốn kể cho ai biết. Riêng nhà môi giới nghệ thuật người Anh kia thì xem đây là câu chuyện hiếm gặp trên thế giới nên đã viết lại trong cuốn sách của mình.

* Hoàn tranh không cần hoàn tiền

Tại TP.HCM, năm 1989, rất nhiều người còn nhớ về triển lãm đầu tiên của Trần Trung Tín, người mà phần đông giới họa sĩ thời bấy giờ nói rằng không biết vẽ, thậm chí vẽ… lăng nhăng. Nhưng cũng chính tại triển lãm này, Daniel De Rudder (tùy viên giáo dục, làm việc tại IDECAF) đã mê đắm tác phẩm Bi kịch lạc quan (20x25cm) của Trần Trung Tín. Sau nhiều lần đến xem tranh, ông này muốn đến nhà gặp tác giả để trò chuyện, vì lúc đó ông Tín đang bị bệnh, nên đi lại khó khăn. Sau vài lần đến nhà chơi, nói chuyện đời chuyện nghề, Daniel De Rudder xin mua bức tranh này, dù họa sĩ không muốn bán, vì đó là tác phẩm đầu tay, nó kỷ niệm lúc ông Tín gặp nhiều bi kịch trong đời sống. Sau vì quá xúc động với sự trân trọng tác phẩm của hai vợ chồng này, ông Tín đã quyết định bán tác phẩm với giá 3.000 france, làm chấn động thị trường tranh lúc bấy giờ.

Nhà sưu tập Trần Lê Nguyễn từng nhận xét rằng, nếu tính về kích thước, tác phẩm này đắt giá nhất Việt Nam từ xưa đến lúc đó. Khi bán ông Tín chỉ yêu cầu một điều kiện là khi về Pháp, xin đến chân tháp Eiffel nói giúp ông câu: “Tín chào Paris”. Trong một kỳ nghỉ hè sau đó, gia đình vị tùy viên này đáp máy bay về Paris, khi chưa kịp về nhà đã đến chụp hình với tấm biển viết tay làm bằng chứng: “Tín bonjour Paris”.

Hai cuộc bán tranh ’chấn động’ lòng người - Tin180.com (Ảnh 3)
Trần Trung Tín, thời đóng phim
tại Hà Nội, khoảng trước 1970.

Năm 1994, ông Tín nhận được thư của vị tùy viên mời đến gặp và xin trả lại bức tranh. Vợ chồng Trần Trung Tín chuẩn bị tiền để trả lại, vì cũng lưu luyến tác phẩm này. Đến nơi, Daniel De Rudder chỉ tâm sự rằng trong 5 năm chung sống với tác phẩm, ông đã học được rất nhiều điều, nhưng ông hiểu rằng tác phẩm này phải được ở lại nơi nó sinh ra, vậy mới trọn vẹn ý nghĩa. Từ ngày vị tùy viên này trở về Pháp, cũng là lúc nhiều tác phẩm của Trần Trung Tín đến với các triển lãm cá nhân và triển lãm chung ở Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Singapore, Hong Kong… Riêng tác phẩm Bi kịch lạc quan thì hiện nay được treo tại Asia House ở London, sau một triển lãm vinh danh Trần Trung Tín vào tháng 4/2007. Tác phẩm này sẽ quay trở về TP.HCM trong năm 2010, nơi sẽ khai trương nhà trưng bày tư nhân về Trần Trung Tín.

Cũng cần nói thêm, Trần Trung Tín sinh ngày 18/10/1933 tại Chợ Lách, Bến Tre và mất tại tư gia ở TP.HCM ngày 15/8/2008. Trước 1975, ông tập kết ra Bắc, là diễn viên điện ảnh thế hệ đầu tiên, làm việc tại đài phát thanh. Trước khi tự mày mò vẽ tranh năm 1969, ông rất mê thơ, nhiều bài của ông là tiếng nói đả kích, phê phán. Điều này thể thể hiện cả trên bia mộ của ông ở nghĩa trang Chánh Phú Hòa (Bình Dương), in đoạn thơ: “Trái tim tôi như cái sân bay / Chỉ vui / Khi những niềm vui cất cánh / Chân lý không bị hành hình / Cái đẹp không bị vùi chôn…”.

Văn Bảy
(Theo TTVH )

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.