ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bé con quá “keo kiệt”
Saturday, March 6, 2010 8:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có nhiều đồ chơi quá, Củ Cải thường ném, vứt lung tung, không thèm để ý. Nhưng thấy ai cầm món đồ chơi bị vứt lên, bé chạy lại, giằng cho bằng được: “Trả đây, trả đây…”.

1. Mẹ Lan vừa đổi vỏ sữa cho Tũn được hai bộ đồ chơi xếp hình. Tũn thích lắm, suốt ngày mang ra bắt mẹ chơi cùng. Nhưng thật lạ, bé chẳng cho ai đụng vào bộ đồ chơi xếp hình đó cả, kể cả bé Thỏ, cô bạn hàng xóm mà Tũn vẫn yêu quý nhất cũng không được phép chơi cùng. Mẹ bé rất lo lắng, không biết tại sao Tũn lại xử sự như vậy. Vì bé quá yêu thích trò chơi nay hay vì một lý do nào khác?

2. Củ Cải mới được 24 tháng tuổi và gần đây xuất hiện thói xấu là hay giành đồ chơi với các bạn khác. Bất kể là bé đang ở nhà mình, ra công viên chơi hay đến nhà người khác. Cải cứ xông vào đẩy bạn để lấy đồ chơi và nhất quyết không chia cho ai. Ở nhà có nhiều đồ chơi quá, bé thường ném, vứt lung tung, không thèm để ý. Nhưng thấy ai cầm món đồ chơi bị vứt lên, bé chạy lại, giằng cho bằng được: “Trả đây, trả đây”.

Anh Su Hào của Củ Cải được mọi người trong xóm đổi tên là “trùm sò”. Vì không ai có thể xin được của Su Hào bất kể một vật gì, dù chỉ là một cái kẹo. Mẹ bé thì yên tâm lắm, vì đưa cho bé cầm cái gì cũng không sợ mất. Bé lại không bao giờ vứt đồ đạc lung tung, để cái gì ở đâu thì nhớ như in.

3. Tất cả hành động giống như các bé ở trên đều thể hiện tính ích kỷ. Hầu hết các bố mẹ đều yêu chiều con, mua cho con rất nhiều đồ chơi đẹp và làm theo mọi yêu cầu của con. Điều đó dễ dàng hình thành trong bé tính ích kỷ.
Bé con quá ’keo kiệt’ - Tin180.com (Ảnh 1)
Hãy cho bé chơi chung với nhiều bạn để giảm tính ích kỷ

Trước hết, bố mẹ hãy giải thích với bé không biết chia sẻ đồ chơi với bạn là không tốt.

Mẹ bé Tũn có thể mang bộ đồ chơi xếp hình và dẫn bé sang nhà bạn Thỏ, thuyết phục để hai bé chơi cùng nhau. Nói với bé rằng: “Chơi xếp hình nhiều người sẽ nhanh hơn và vui hơn”.

Mẹ bé Su Hào và Củ Cải có thể cất bớt đồ chơi của bé đi, để bé bớt ném đồ chơi lung tung và biết cách chia sẻ đồ chơi với người khác.

Tốt nhất, mẹ hãy sớm cho bé đi học mẫu giáo để bé có thể học được cách cư xử khi ở tập thể, cần tạo cho bé môi trường để chia sẻ, học cách hợp tác, cách chơi với bạn bè. Với những bé chưa đến tuổi đi học, một số mẹ áp dụng sáng kiến thành lập các nhóm, các câu lạc bộ để cho các bé gần lứa tuổi của nhau có thể gặp nhau và chơi với nhau.

Khi mẹ chơi chung với con, hãy tận dụng cơ hội đó để dạy bé. Một đồ chơi mới, mẹ và bé có sự phân lượt rõ ràng. Con chơi, rồi tới lượt mẹ chơi… Cứ như thế, bé sẽ học được cách nhường nhịn và chơi chung với người khác.

Sau khi chơi xong, mẹ dạy bé phải tự xếp đồ chơi lên kệ hoặc vào thùng đồ chơi. Ban đầu, mẹ có thể làm mẫu cho bé, cùng làm với bé, rồi bé tự làm một mình. Lúc đầu, bé chưa chịu nghe hoặc làm theo tất cả những gì mẹ dạy, hãy kiên trì đợi một thời gian.

Tất cả những nguyên tắc mẹ đề ra, dù mẹ vui hay buồn, mẹ đều phải thực hiện nghiêm thì mới có tác dụng giúp bé hình thành thói quen tốt. Mẹ không nên vì hôm nay vui vẻ mà bỏ qua cho bé. Hôm sau đang bực mình thì phạt bé gấp đôi.

Hằng Thu (Tổng hợp)
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.