ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm gì khi trẻ lo âu và chán nản?
Friday, March 5, 2010 15:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Theo BS Phạm Ngọc Thanh, Trưởng Đơn vị tâm lý trẻ em, BV Nhi đồng 1 (TPHCM), cũng như người lớn trẻ em có những “vấn đề” để lo âu, chán nản nhất là những đứa trẻ khiếm khuyết về thể chất. Tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu sức khỏe.

Làm gì khi trẻ lo âu và chán nản? - Tin180.com (Ảnh 1)
Nếu bạn không thể xác định được tại sao bé lo âu hoặc chán nản, hãy liên hệ với một chuyên gia tâm lý về phát triển trẻ em để được trợ giúp.

Lo âu ảnh hưởng tới sự phát triển

Bé Ngọc Hoa, 5 tuổi (quận 3, TPHCM) bị mắc chứng bại não. Bé thường khó ngủ vào ban đêm. Những cơn ác mộng và “những vật đáng sợ” làm bé thức giấc. Bé ăn không biết ngon. Bữa ăn cũng trở thành cơn ác mộng khi cha mẹ của bé cố dỗ cho bé ăn thêm một chút. Ngọc Hoa thường đòi cha mẹ đưa đến những nơi bé thích và làm những việc bé muốn. Khi cha mẹ bắt đầu rời khỏi nhà hoặc để ở lại trường, Ngọc Hoa khóc và tỏ thái độ chống đối. Với những người quen, bé luôn cười rạng rỡ, nhưng trước người lạ thì bé có ánh mắt bực tức và đôi môi mím chặt.

Trường hợp Minh Tuấn lại là một đứa bé 2 tuổi bị mù, thường khóc và đập đầu vào sàn nhà khi không được đáp ứng ngay những gì bé muốn. Quang Vinh, một bé trai 5 tuổi bị điếc dễ nổi giận ở trong cửa hiệu khi không được mua cho thanh kẹo mà bé muốn. Hoặc Xuân Hồng, bé gái 13 tuổi hay hờn dỗi chỉ vì nguyên nhân gia đình không cho đi xem phim.

Theo BS Ngọc Thanh, tất cả các trường hợp trên đều rơi vào trạng thái chán nản thường gặp ở trẻ. Chán nản là trạng thái cảm xúc được gây ra bởi một vấn đề chưa được giải quyết hoặc nhu cầu chưa được thỏa mãn. Đa số trẻ em và người lớn bị chán nản hàng ngày. Khả năng đối phó với cảm giác chán nản ngày càng tăng là dấu hiệu của sự trưởng thành. Khi lớn lên, đa số bé dùng lời nói nhiều hơn để đối phó với sự chán nản. Riêng trường hợp bé Ngọc Hoa, BS Thanh cho hay bé đã rơi vào trạng thái lo âu. Đây là một trạng thái cảm xúc sợ hãi hoặc khó chịu không có liên quan gì đến sự vật hoặc sự kiện đặc biệt. Lo âu có thể triền miên, kéo dài hoặc xảy ra thỉnh thoảng theo từng đợt. Lo âu kéo dài quá lâu có thể gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe của bé.

Không đáp ứng khi bé nổi giận

Theo BS Thanh, một số lo âu hoặc chán nản là một phần bình thường của quá trình trưởng thành mà bé phải trải qua. Những tình huống gây ra lo âu hoặc chán nản có thể là những trải nghiệm tích cực, bởi vì bé học được cách đối phó với những cảm xúc khó chịu. Hãy để cho con của bạn xoay sở qua những tình huống thử thách mà không có sự giúp đỡ của bạn. “Khi con của bạn lo lắng hoặc chán chường, có thể cho bé thấy rằng bạn biết bé không vui và bạn sẵn sàng giúp đỡ bé vượt qua – nếu bé muốn như vậy. Nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không thể điều chỉnh được, chỉ “sự hiện diện” của bạn cũng có thể làm cho bé vững tâm hơn”.

Cũng theo BS Thanh, để giúp đỡ bé đối phó một cách hiệu quả với lo âu và chán nản, bạn hãy khích lệ bé xác định nguyên nhân của cảm giác này. Một trẻ nhỏ hơn 3 tuổi không thể xác định được nguyên nhân lo lắng, nhưng có thể tỏ cho bạn biết nguyên nhân làm cho bé chán nản. Hãy giúp đỡ bé, nếu cần.

Mặt khác, BS Thanh khuyên các phụ huynh tìm ra nguyên nhân tại sao bé lo lắng, tự đặt ra một số câu hỏi như:

- Điều gì đã xảy ra đối với bé và gia đình?

- Trong gia đình có chuyện buồn không?

- Gần đây gia đình có di chuyển không hoặc bé có nghe lỏm được cha mẹ thảo luận về việc chuyển nhà không?

- Sự lo lắng của bé có bắt đầu cùng lúc với khi đi khám bác sĩ, nha sĩ, hoặc những chuyên gia y tế khác không?…

BS Phạm Ngọc Thanh còn cho biết, một số lo âu và chán nản là bình thường đối với mọi trẻ em. Nếu những vấn đề này tồn tại lâu, bạn nên tìm hiểu và đáp ứng với những nguyên nhân của nó. Nếu bạn không thể xác định được tại sao bé lo âu hoặc chán nản, hãy liên hệ với một chuyên gia tâm lý về phát triển trẻ em để được trợ giúp.

(Theo Giadinh)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.