ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cái gì vừa to vừa xấu?
Monday, March 22, 2010 15:26
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có người bảo, Việt Nam không phải là nước giàu nhất Đông Nam Á, nhưng lại thích phung phí tiền bạc làm tượng đài. Có câu đố: Cái gì vừa to vừa xấu? Trả lời: Đó là tượng đài. Tượng đài ở nước ta đúng là to thật và xấu thật, và lại toàn nằm ở những vị trí trung tâm của các thành phố.

Nghệ thuật là sự khác biệt

Phong trào làm tượng đài khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ trước, mấy năm gần đây thì phát triển rầm rộ. Có vẻ như là sự đua tranh ngầm giữa các đô thị. Theo lẽ thuận, kinh tế phát triển sẽ có điều kiện chơi nghệ thuật. Nhưng oái oăm ở chỗ, muốn chơi đẹp thì tiền không chưa đủ, phải có văn hoá trước đã. Có tiền, kiếm tiền thì dễ hơn là có và kiếm văn hoá hàng nghìn lần.

Cái gì vừa to vừa xấu? - Tin180.com (Ảnh 1)
Họa sĩ Lê Thiết Cương: “Tượng đài ở nước ta đúng là to thật và xấu
thật, và lại toàn nằm ở những vị trí trung tâm của các thành phố”.

Ai cũng biết, trong nghệ thuật, sự đa dạng về phong cách là là quan trọng nhất, nhưng suốt mấy chục năm qua nghệ thuật điêu khắc tượng đài ở Việt Nam vẫn chỉ một quan niệm hiện thực tả chân khô khan. Quan niệm này không phải ảnh hưởng, mà nói chính xác là copy hoàn toàn theo trường phái nghệ thuật điêu khắc Soviettique. Ngay ở nước Nga, nơi đẻ ra trường phái này người ta cũng không còn làm tượng đài kiểu đó nữa. Nếu những ông thầy đó còn sống, chắc họ sẽ nửa vui, nửa buồn và nhiều hơn là sự thất vọng về các học trò của mình. Có một đặc thù của việc học nghệ thuật là, học xong thì phải “quên” thầy để khác thầy.

Chính vì chỉ tôn thờ một quan niệm cho nên tượng đài từ Bắc chí Nam, từ đề tài lãnh tụ, danh nhân hay công nông binh cứ như một người làm. Muốn xuất khẩu một container bình vại gốm thì 1000 cái phải như nhau. Đó là mỹ nghệ. Nhưng mỹ thuật thì cái Đẹp phải đồng nghĩa với cái Khác biệt.

Nhưng tượng đài ở ta, hễ là tượng công nhân thì nhân vật sẽ mặc quần áo bảo hộ lao động, bộ đội thì cầm súng, nông dân cầm liềm, quần xắn móng lợn. Các nhân vật này luôn giơ chân giơ tay, mắt trợn, miệng há… Đó chỉ là đề tài, là phần thông tin. Có ai trên đời, thưởng thức nghệ thuật lại chăm chăm vào đề tài đâu. Cách xử lý đề tài đó thế nào, tức là cách mà nhà điêu khắc đẽo gọt, đục khắc, khoét… khối đá đó như thế nào để ra hình nhân vật mới quan trọng.

Căn bệnh khó chữa!

Căn bệnh chết người của tượng đài ở Việt Nam trong mấy chục năm qua là chỉ quan tâm đến đề tài mà quên mất bản chất của nghệ thuật. Sự khác biệt trong cách chuyển tải thông điệp, cho dù là thông điệp chính trị đến với mọi người của nghệ thuật chính là cái Đẹp thông qua hình thức biểu hiện.

Cái gì vừa to vừa xấu? - Tin180.com (Ảnh 2)
Tượng đài Vua Lê tại Hà Nội nhỏ nhưng đẹp.

Tượng đài ở Việt Nam thường là những đề tài lớn, có ý tưởng to tát, ôm đồm nhiều vấn đề, kích thước lại to trong khi hình thức biểu hiện nghèo nàn cho nên mới nói “vừa to vừa xấu”, càng to càng xấu là thế.

Tượng đài không đồng nghĩa với to. To xác mà hồn không có thì to làm gì? Quanh Hồ Gươm, có mấy tượng đài đời mới to lớn, kềnh càng nhưng ngôn ngữ nghệ thuật thì nghèo nàn. Chỉ có tượng đài Vua Lê trong đền thờ Vua Lê bé nhưng lại đẹp.

Tượng đài to, ngoài trời là loại hình nghệ thuật học ở nước ngoài. Muốn hay, có lẽ phải thay đổi, phải “nhập gia tuỳ tục”. Thêm một điều nữa, tư duy điêu khắc trong nghệ thuật truyền thống Việt không phải là tượng ngoài trời, to cao hoành tráng. Nghệ thuật điêu khắc của người Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ,… những người hàng xóm của Việt Nam thì có. Nghệ thuật Việt hay, độc đáo là vì chỉ làm nhỏ. Từ tò he, rối nước, điêu khắc trong đình, tượng chùa… Tạng tính của người Việt là vậy. Trong nghệ thuật chỉ có đẹp hay xấu, đâu phải to nhỏ, nhiều ít, cao thấp, ngắn dài.

Không phải nghệ thuật thì không nên bàn những đề tài to lớn, nhưng gì thì gì phải xuất phát từ xúc cảm của cá nhân nghệ sỹ trước đã, mới hy vọng làm cảm động được người xem. Và cũng không cứ đề tài to thì hay hơn nhỏ.

Và những vấn nạn khác

Vài chuyện nữa liên quan đến chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật của tượng đài. Tượng đài ở ngoài trời nên nó liên quan đến kiến trúc cảnh quan, kỹ thuật xây dựng, đúc đồng, rồi còn độ bền chất liệu. Chưa kể đến trình độ của tác giả, của hội đồng nghệ thuật, của những người thay mặt nhà chi tiền, những vị này thường là không am hiểu về nghệ thuật nhưng lại hay góp ý và đưa ra ý kiến quyết định; thêm nữa là tình trạng chạy chọt, phe phái, đục khoét tiền đầu tư, bớt xén vật liệu… dẫn đến tình trạng tượng đài xấu như hiện nay.

(theo baodatviet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.