Hơn 70 tấm ảnh, bản trích tư liệu, thư tịch cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, được Sở Văn hóa Thể thao Quảng Ngãi trưng bày cuối tuần qua, thu hút hàng trăm khách tham quan.
|
Bản đồ Nam Việt trong sách “Đại Nam nhất thống toàn đồ” do Quốc sử quán triều Nguyễn ấn hành thế kỷ 19 ghi rõ: “Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa”. |
|
Đảo Hữu Nhật (Robert Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng, địa danh ghi nhớ Chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa (năm Bính Thân 1836) Phạm Hữu Nhật, là người làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. |
|
Bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1910 dưới triều nhà Thanh, cho thấy phần cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.
|
|
Bia chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1930. |
|
Hải đăng Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945. |
|
Quân đội Pháp – Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa trước năm 1945. |
|
Tem bưu chính Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa. |
|
Cơ sở hành chính của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa trước năm 1945. |
|
Ông Nguyễn Giáo, nhân viên Ty khí tượng Hoàng Sa đang đo nhiệt độ, độ ẩm tại lều máy trạm khí tượng Hoàng Sa. |
|
Ảnh quần đảo Hoàng Sa với những cơ sở quân sự, khí tượng của Việt Nam năm 1968. |
|
Đông đảo khách tham quan, xem những hình ảnh tư liệu lịch sử về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, tại triển lãm sáng 19/3 ở Quảng Ngãi, trong khuôn khổ Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần 2. |
Trí Tín
(theo vnexpress)