ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bạn của chồng
Sunday, April 25, 2010 15:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có thể nói, mối quan hệ giữa người vợ với bạn bè của chồng là tế nhị và khó ứng xử nhất. Khó ở chỗ, “gần” quá cũng không được mà “xa” quá cũng không xong. Lại gặp khi chồng muốn giúp bạn bè, vợ ngăn cản cũng không ổn, mà đồng ý thì biết đâu lại… nguy.

Mắc kẹt

Một ngày, tôi “diễn” bộ mặt đau khổ, rào đón: “Có chuyện này, anh nói ra, em đừng giận nhé”. Vợ tỏ vẻ hiểu chồng: “Anh lại xin xỏ cái gì đây, đúng không?”. “Ừ, thằng Phong, bạn anh đang khó khăn quá, sửa căn nhà mà chưa đủ tiền, hay mình cho nó mượn tạm…”. Đúng như tôi dự đoán, vợ lập tức lên giọng: “Anh nhìn lại mình đi, nhà của mình còn chưa dám sửa, lại đi cho bạn mượn tiền sửa nhà, anh có vấn đề về thần kinh à?”

Vậy là lại thất bại! Tôi lẳng lặng bỏ ra phòng khách, vợ vẫn không buông tha: “Có phải anh khôn nhà dại chợ không? Anh sống với em hay sống với bạn? Bạn quan trọng đến thế cơ à?”. Tôi vớt vát: “Nhà mình còn ngon mà, sửa gì. Nhà thằng Phong nát quá, bạn bè mới xúm lại giúp chút ít”. Không ngờ câu này còn khiến người đẹp nổi giận hơn.

Tôi bắt đầu phát bực. Mình “cày” miệt mài nuôi vợ con nhưng muốn giúp bạn một chút cũng phải xin phép, không được thì chớ, lại còn bị mắng là dại, là khùng. Trước đây, tôi từng “tiền trảm, hậu tấu”, giúp bạn xong mới báo cáo vợ và đã “lãnh đạn” mấy bận rồi. Mỗi lần góp một chút bực dọc, đầy ứ đến nỗi, hễ bạn có chuyện nhờ vả là trong đầu tôi lại hiện ra hình ảnh nhăn nhó của vợ.

Bạn của chồng  - Tin180.com (Ảnh 1)

Nói đi cũng phải nói lại, vợ tôi cũng có lý khi chia sẻ: “Lương vừa đủ ăn, dư đồng nào là lo tích góp để phòng khi bệnh tật. Vậy mà chồng không hiểu, cứ nghĩ đơn giản là tiền đó “rỗi”, có thể cho bạn bè mượn. Bạn có khó khăn mới mượn, mà mượn theo kiểu tình nghĩa như vậy, biết đời nào trả? Em cũng vì lo cho chồng con, chứ không phải ki bo, không biết đối đãi tốt với người ngoài”. Tất nhiên là vợ tôi nói chẳng sai, vì nàng nhìn vấn đề ở góc độ xa lạ với bạn của chồng và cũng khó để bắt nàng hào hiệp với “kẻ xa lạ”.

Có lần, vợ tôi còn kết luận: “Cũng chỉ vì mấy ông bạn của anh mà vợ chồng mình khổ thế này đây”. Tôi lại cho rằng: “Bạn anh không có lỗi, chỉ vì em không biết cách cư xử mới ra nông nỗi”. Nói chung là dù ứng xử thế nào, tôi cũng dễ bị… mắc kẹt ở giữa. Một bên vì nghĩa hiệp với bạn bè, một bên là tình thân với vợ con. Thiệt khổ!

Anh Tân, một người bạn thân của tôi, lại khổ kiểu khác. Trong một lần vui chuyện, một người trong nhóm bạn tôi kể lại: “Lúc về nhà Tân chơi, hắn đã say mèm, tôi thì chưa say lắm. Hắn nổi hứng bảo vợ bưng trái mít ra xẻ mời khách. Vợ hắn khệ nệ bưng trái mít ra giữa nhà. Lúc đó, tui và hắn đều phát hiện ra một tình cảnh khiến tôi chết ngượng: vợ hắn mặc nguyên cái đầm ngủ, vòng một cứ tung tẩy sau lớp áo mỏng vì không được cho vào “hợp tác xã”. Hắn muốn nhắc vợ chuyện đó, nhưng vốn giao tiếp “củ chuối” nên không biết phải nói thế nào, lúng ta lúng túng: “Em! Bưng trái mít vô”. Vợ thấy khó hiểu, nhưng cũng theo lệnh chồng, bưng ngược trái mít vô trong. Chồng lại bực, gọi giật lại: “Trời ơi là trời! Bưng trái mít ra đây”. Tôi không nhịn được cười, lảng đi và xin phép chuồn”.

Chỉ loanh quanh chuyện giữa vợ với đám bạn của chồng thôi, mà Tân phải khổ lắm phen. Mỗi lần hội bạn chúng tôi đến chơi nhà, Tân rất nhiệt tình bảo vợ làm đồ nhậu. Hoài (vợ Tân) nấu ăn ngon, lại tiếp khách rất hậu nên nhóm bạn chúng tôi hay kéo đến “quấy rầy”. Tất nhiên, vì phép lịch sự, và cũng vì thể diện của chồng, hễ khách đến là chị làm tròn vai.

Gần đây, tôi được nghe kể, hễ khách về là Tân phải “chịu trận” vợ. Chẳng những bắt hắn dọn dẹp, vợ hắn còn trách móc đủ điều. Vậy mà, đám bạn ấy cứ ngợi khen “đến nhà thằng Tân nhậu là nhất, mồi ngon, lại có “tiếp viên” trẻ đẹp, giàu kinh nghiệm”. Tân cả nể, không thể mở miệng từ chối bạn bè vì đã lỡ mang tiếng là “chủ nhà đăng cai thành công các đại hội ăn nhậu”.

Tuy nhiên, Tân cứ ấm ức cái vụ được bạn bè “khen xéo” vợ mình là “tiếp viên trẻ đẹp, giàu kinh nghiệm”. Cũng chỉ vì Hoài không biết ý. Bạn của chồng đến nhà nhậu, cô cứ cười tươi như hoa. Mấy ông bạn bông đùa, cô cũng hưởng ứng nhiệt liệt, lại còn cụng côm cốp…

Trong nhóm bạn của tôi, Khoa, là người lạnh lùng, cộc tính, ít mời bạn bè về nhà ăn nhậu vì biết vợ không thích. Thế nhưng, một năm cũng phải vài ba lần mời bạn đến chơi, nếu không thì “giang hồ coi ra gì?”. Khổ nỗi, vợ Khoa không bằng lòng điều gì là đưa luôn ra “mặt tiền”, khiến nhóm bạn cũng chẳng ham đến.

Dịp sinh nhật Khoa, cả bọn tập trung nhà hắn, ăn uống, ca hát ỏm tỏi. Vợ hắn chờ mãi mà khách vẫn còn cao hứng chưa chịu về, bèn “đá chó đá mèo”. Dù say nhưng đám bạn cũng biết ý tan hàng ngay. Khoa quê độ và cái tính cộc của hắn lại có dịp phát huy. Nghe nói, sau vụ đó, vợ chồng hắn bất đồng nặng, hắn cũng xa lánh bạn bè. Nhóm bạn chúng tôi cũng thấy cắn rứt vì đã gây ra họa.

Dung hòa cho chồng

Một người chồng cảm thấy mình sang hẳn lên nhờ sự “tỏa sáng” của vợ lúc nào? Có lẽ chủ yếu là lúc có khách đến nhà. Các quý ông thường mong ước vợ mình như một bà hoàng lộng lẫy trong phòng khách, nhưng đó chỉ là mong ước. Còn mong muốn (dễ đạt được hơn mong ước) của một người chồng bình thường có lẽ chỉ khiêm tốn ở mức: muốn vợ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chỉn chu một chút.

Bạn của chồng  - Tin180.com (Ảnh 2)

Khổ nỗi muốn vậy thôi, chứ người chồng cũng khó mở miệng ra yêu cầu “em ơi, em nhớ đẹp đẹp khi khách đến nhé” vì sợ chạm tự ái của vợ. Trong giao tiếp với bạn của chồng, người vợ cần giữ đúng mực, không lãnh đạm, nhưng cũng đừng quá vồn vã. Lúc khách đến, không nên bỏ xuống bếp ngay, một vài câu hỏi han xã giao giúp khách cảm thấy thân tình và tự nhiên hơn. Nếu khách có lỡ nhậu dai dẳng, một thái độ vui vẻ nhẫn nhịn của người vợ sẽ khiến người chồng “phục” vợ hơn, và cũng tự cảm thấy có lỗi, để lần sau không dám níu khách ở lại quá lâu.

Đàn ông đều biết, buổi tiệc kết thúc cũng là lúc chị em phải đứng trước đống “xà bần” phải thu dọn. Khi đó, dù rất ngán ngẩm nhưng người vợ nên biết chồng mình vẫn mong cùng chồng ra tiễn khách, mời các bạn của chồng lần sau nhớ đến chơi. Tôi từng đưa ý này ra để chia sẻ, lập tức bị hội bạn bĩu môi: “Ông đúng là giàu trí tưởng… bở!”. Ngẫm lại, yêu cầu đó có gì to tát đâu mà rất hiếm người vợ làm được?

Trong mối quan hệ tay ba: vợ – chồng – bạn chồng, vấn đề nan giải nhất vẫn là chuyện làm sao chồng vẫn giúp được bạn bè mà vợ vẫn vui? Anh Quang Đạt-một thành viên trong nhóm bạn của tôi, người đang tìm cách “cải thiện” mối quan hệ này chia sẻ: “Khi chồng đề nghị cho bạn bè mượn tiền, dù thế nào, người vợ cũng không nên từ chối một cách thẳng thừng, khiến chồng có cảm giác vợ mình chỉ bo bo làm “thần giữ của”. Người vợ nên giao ước với chồng là sẽ cho vay hay không, tùy thuộc vào các yếu tố: mức độ thân thiết giữa chồng và người bạn đó, việc cần tiền của người đó có cấp bách không, khả năng tài chính của gia đình…

Nếu không đủ lý do chính đáng, người vợ có quyền từ chối mà người chồng không thể trách móc. Với những người bạn vay tiền nhưng cứ hẹn lần hẹn lữa, người vợ cũng có quyền yêu cầu chồng dứt khoát, không tiếp tục giúp đỡ nữa. Làm được như vậy, chồng mới tâm phục khẩu phục, chứ cứ hỏi mượn tiền cho bạn mà vợ không cần biết đầu đuôi ra sao đã gạt phăng thì thật ngán ngẩm.

Về phía người chồng, cũng cần phải biết cách cân bằng cho hài hòa giữa lòng tốt với bạn bè và trách nhiệm với gia đình. Cách tốt nhất để vợ sẵn lòng cho bạn của chồng vay tiền là người chồng phải thể hiện được quyết định cho vay của mình là hợp tình, hợp lý. Nếu quá cả nể, chẳng những bị bạn bè lợi dụng mà chắc chắn còn bất hòa với vợ ”.

Theo Trần Văn (Phụ Nữ TPHCM)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.