ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm sao để bé đi ngủ mà không khóc nhè
Tuesday, April 27, 2010 9:22
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những trẻ đang ở độ tuổi tập đi dường như hoạt động không biết mệt, bé có thể chạy nhảy cả ngày và chỉ cần một chút thời gian ngắn để hồi phục lại sức khỏe.

Giống như một chiếc quạt không có công tắc, các bé sẽ chơi cho tới khi không còn chút sức lực nào nữa, và tự động đi ngủ khi quá mệt. Chính vì vậy, việc ép bé phải đi ngủ khi còn đang muốn chơi nữa sẽ khiến bé khó chịu, thậm chí là khóc lóc ầm ĩ.

Thật may, việc đi ngủ đúng giờ và đúng giấc là vấn đề thuộc về thói quen và tất cả trẻ em đều có thể học được thói quen này. Tất nhiên, bạn sẽ phải mất một chút thời gian để huấn luyện bé làm quen với việc phải đi ngủ đều đặn và đúng giờ.

Làm sao để bé đi ngủ mà không khóc nhè - Tin180.com (Ảnh 1)

1. Thay đổi hoạt động của trẻ

Trẻ em hiếu động sẽ không dễ dàng gì thay đổi việc hoạt động bằng việc phải đi ngủ sớm, điều bạn cần làm là thay đổi phương pháp hoạt động của trẻ bằng hoạt động trên giường và giúp “cỗ máy” kia được “giải nén” trước khi đi ngủ. Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện nhẹ nhàng, nếu bố có thói quen đi về vào giờ bé ngủ, hãy kể cho bé một mẩu chuyện ngắn và chúc bé ngủ ngon. Tuyệt đối không nên nô đùa với con.

2. Nếu có thể, hãy duy trì thói quen hàng tối

Việc ăn tối, tắm rửa, kể chuyện và sau đó là hôn chúc bé ngủ ngon, tắt hết đèn điện và hát ru bé ngủ sẽ tạo ra hiệu quả tốt giúp bé dễ ngủ. Hãy chú ý tạo dựng một thói quen hàng ngày, bởi đây là cách để bạn “chiếm dụng” chút thời gian nghịch ngợm của bé. Mục tiêu của bố mẹ là giúp bé có một tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

Những trẻ có thái độ chống đối có thể sẽ chống lại việc duy trì thói quen đi ngủ của bạn. Cách tốt nhất là để một chiếc đồng hồ bên cạnh bé. Ví dụ, bạn có thể nói, “Con nhìn xem, đã 8 giờ 15 phút rồi. Nếu con nhanh chóng ra khỏi bồn tắm và đánh răng xong thì mẹ con mình sẽ có thêm thời gian đọc truyện trước khi con đi ngủ.” Bằng cách đó, bạn thể hiện rằng mình đang ở bên cạnh con và con không nhất thiết phải “nổi dậy” chống lại bạn. Bé cũng sẽ bắt đầu học được trách nhiệm và đưa ra lựa chọn thông minh.

3. Giúp con thiết lập “đồng hồ sinh học”

Trẻ em cần bạn thiết lập một thời gian cố định để đi ngủ hàng tối. Hầu hết trẻ mới tập đi dễ quen với việc đi ngủ sớm (khoảng 7 – 8 giờ tối) bởi vì thời gian này có vẻ phù hợp với nhịp sinh học của trẻ. Khi trẻ thức muộn hơn, chất Adrenalin hoạt động, và bé sẽ khó đi vào giấc ngủ. Hãy bật đèn ngủ khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ để bé biết rằng sắp đến giờ đi ngủ. Nếu bé đang chơi và đột ngột mẹ cho đi ngủ ngay, thì sẽ bé sẽ khó khăn đi ngủ hơn rất nhiều.

4. Trang trí giường thật ấm cúng

Mục tiêu của bạn là để đảm bảo sự thoải mái sẽ khiến bé không bị thức giấc lúc nửa đêm. Cần nhớ, ưu tiên hàng đầu của phòng ngủ là sự yên tĩnh, không nên để trẻ nghe thấy các âm thanh khác, như tiếng Tivi chẳng hạn. Tiếp đến là vấn đề ánh sáng, hãy để phòng bé đủ tối và không lọt ánh sáng bên ngoài vào. Bạn có thể lựa chọn các loại rèm cửa xinh xinh cho phòng bé. Nhớ giữ giường bé đủ chăn ấm để chân trẻ không bị lạnh khi ngủ. Và tất nhiên, hãy đảm bảo trẻ có thể tự đi vệ sinh vào ban đêm.

5. Ăn nhẹ trước khi ngủ

Trong quá trình trẻ đang phát triển mạnh mẽ, bữa ăn trước khi đi ngủ là rất cần thiết. Hãy lựa chọn những loại thức ăn nhẹ nhàng, không quá giàu chất đạm, không đường để thần kinh trẻ không bị quá kích thích. Khi con ăn, bạn có thể kể câu chuyện trước khi đi ngủ, sau đó cho trẻ đánh răng và di chuyển con vào giường đi ngủ.

Làm sao để bé đi ngủ mà không khóc<br />
nhè - Tin180.com (Ảnh 2)

6. Đừng bỏ giấc ngủ ngắn quá sớm

Mặc dù mỗi trẻ lại có những nhu cầu ngủ khác nhau nhưng đa số trẻ không sẵn sàng từ bỏ giấc ngủ ngắn của mình trước tuổi lên 3. Với nhiều bé, việc thiếu đi giấc ngủ ngắn có thể khiến trẻ ốm yếu, khó tập trung, khiến việc thư giãn trước khi đi ngủ buổi tối trở nên khó khăn hơn.

7. Đảm bảo cho bé luyện tập thể dục hàng ngày

Kinh nghiệm của các cụ truyền lại thường rất đúng, nếu bạn cho trẻ hoạt động và chơi ở ngoài trời nhiều vào ban ngày, buổi tối trẻ sẽ ngủ rất ngon. Nhưng cần nhớ, 1 giờ trước khi đi ngủ bạn không nên cho bé vận động quá nhiều.

8. Trẻ ngủ dễ hơn khi nằm cạnh bố mẹ

Rất nhiều các bậc cha mẹ lựa chọn phương pháp cho con nằm cùng. Một số cha mẹ khác lại không thích cho con ngủ cùng bởi sợ bị làm phiền, sợ con quấy… Nhưng bạn nên để con ngủ cùng tới khi đủ lớn để có thể ngủ riêng, lúc đó, bé sẽ dễ ngủ hơn.

9. Đi ngủ lại khi tỉnh giấc nửa đêm

Theo thống kê, trẻ phải ngủ một mình thường xuyên thức dậy giữa đêm để tìm mẹ, bởi việc ngủ một mình không được thiết lập trong đồng hồ sinh học tự nhiên của trẻ. Nếu bạn không muốn con mình chạy đi tìm mẹ giữa đêm, hãy dạy con tự đi ngủ lại sau khi tỉnh giấc nửa đêm.

10. Khởi đầu thật chậm

Hãy bắt đầu (sau khi đã thiết lập chế độ ngủ thường xuyên cho trẻ) bằng cách ôm con cho đến khi bé thiếp đi – bạn nên đứng bế con, để tránh việc chính bạn cũng ngủ theo con. Tiếp theo, bạn hãy xoa xoa người bé (chứ không ôm nữa), để bé thiu thiu ngủ. Cuối cùng, hãy ngồi xa dần, xa dần giường bé cho đến khi bạn ra khỏi phòng ngủ.

Khi đã có được các thói quen ngủ, nghỉ, trẻ sẽ đi ngủ gần như ngay sau khi đặt mình xuống gối, và bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi bây giờ, bạn có thể dành thời gian cho chính mình trong suốt buổi tối.

(Theo Eva)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.