ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Món quà nội trợ 
Wednesday, April 28, 2010 14:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Anh chị cùng làm nhà nước. Nhà xa, sáng đi, chiều mới về. Các con học cấp hai gửi cùng trường bán trú, chiều tự về bằng xe buýt. Ở cơ quan, có việc gấp lắm mới gọi điện nhau ít câu rồi thôi, không một lời âu yếm, đến đỗi mỗi khi nghe anh nói chuyện điện thoại thì đám đồng nghiệp trẻ lại hỏi: “Lão phu nhân hả anh?”.

Món quà nội trợ   - Tin180.com (Ảnh 1)
Minh họa: dad
Tất nhiên chẳng phải anh chị đã cạn tình cảm. Ngược lại là đằng khác. Nhưng công việc bận bịu làm anh hơi cáu gắt. Dần dà cả hai vợ chồng quên mất những “cưng ơi”, “em này”, “ông xã ơi”… mà được thay bằng “ba nó”, “má nó”. Thậm chí, “anh”, “em” cũng nhường chỗ cho “ông”, “bà”, “tui”… cứ như là ông bà nội của sắp trẻ…

Cả nhà lâu lâu mới có một bữa ăn tối với nhau. Bữa sáng và bữa trưa thì mạnh ai nấy ăn, vơ vất đâu đó. Tụi trẻ thì ăn ở trường. Tối về cũng không phải dành cho nhau hoàn toàn. Bữa cơm tối có khi chỉ có anh hoặc có chị với các con. Sau bữa ăn, những hôm có chương trình bóng đá, anh lên lầu xem với thằng con trai; chị ở dưới nhà xem phim hoặc ca nhạc với con gái.

Hôm nay, anh nhớ là kỷ niệm ngày hai người quen nhau, đã hơn hai chục năm rồi. Anh cố về sớm một chút. Trong đầu anh đầy ắp những lời khuyên về cách “làm ấm” lại gia đình trong trang nghệ thuật sống của một tạp chí mà anh tình cờ đọc. Anh tự nghĩ, đã đến lúc cần tạo lại không khí đầm ấm trong nhà. Vì vậy, anh muốn tự tay làm một bữa tối sum họp gia đình.

Thịt cá rau cải anh đã chuẩn bị sẵn, từ hôm qua anh đã “nghía” qua, món nào còn trong tủ lạnh thì thôi, thiếu thì anh đã mua lúc đi làm về. Anh xắt xắt, bằm bằm, xào xào, nấu nấu. Mồ hôi dầm dề, giờ anh mới thấy cái cực của người làm bếp, nhưng anh cảm thấy thật vui vì đinh ninh lát nữa đây, vợ và các con về sẽ ngạc nhiên ra trò về tài nấu bếp của anh. Một viễn cảnh gia đình quây quần bên bữa ăn cùng chuyện trò vui vẻ, vợ chồng nói với nhau những câu bông đùa, các con tíu tít kể những chuyện ở trường học…

Rồi chị cũng về tới. Anh phụ dắt xe, nở nụ cười rất tươi: “Hôm nay em khỏi phải làm bếp, anh đã làm sẵn bữa tối rồi, chờ các con về chúng ta cùng thưởng thức”. Chị gieo người xuống ghế vẻ hoài nghi: “Anh mà làm bếp à? Chắc hôm nay trời bão lụt mất! Chứ không phải mọi khi anh ngồi coi ti vi, đọc báo để em vừa nấu vừa giặt đồ đó sao?”. Anh hơi nóng mặt nhưng nghĩ cũng đúng vì hình như từ hồi cưới nhau anh hầu như quên bén chuyện làm bếp, bởi vậy anh cố nén: “Thì anh bận nên mệt quá. Lần này anh làm thiệt chứ bộ. Em quên hồi thời sinh viên anh là một đầu bếp có tiếng à?”. Chị không nói gì, hình như hơi thẹn thùng một chút, nhưng rồi lặng lẽ xuống bếp nhòm nhòm, hít hít rồi bỏ đi tắm. Anh chờ đợi một câu động viên của chị. Nhưng không, anh mười phần hăm hở ban đầu giờ đã thất vọng bảy tám…

Nửa tiếng sau, hai đứa trẻ về. Anh cố gắng hâm nóng bầu không khí bằng một câu bông đùa: “Hôm nay các con sẽ được thưởng thức tài nghệ làm bếp của ba!”. Đứa con gái nhìn anh không chớp mắt: “Ba cũng biết nấu ăn nữa hả ba?”. Thằng con trai thì thậm chí còn ngạc nhiên hơn: “Ba nấu hay ba ra quán mua về?”. Anh hơi lúng túng: “Con không nghe Yan nói “Yan có thể nấu ăn, các bạn cũng có thể nấu ăn” à? Nói cho các con biết, ba là một đầu bếp có tên tuổi thời sinh viên mà mẹ con mê lắm đó”. Tụi trẻ nghe đến đó dường như rất lạ vì lâu nay anh có bao giờ làm bếp đâu, thậm chí anh cũng chẳng vào bếp phụ với chị tí nào cả. Chúng im lặng bỏ đi làm anh cụt hứng. Anh bèn gọi với theo: “Các con nhanh lên ăn cơm nhé! Ba sắp dọn ra đây!”.

Bảy giờ, anh tháo tạp dề cùng mọi người ngồi vào bàn ăn. Chị gắp đũa đầu tiên đã nhăn mặt: “Hơi mặn. Mà anh để lửa lớn quá làm thịt chín áp không ngon”. Anh chống chế: “Thì khỏi phải chấm”. “Còn canh sao anh không dùng hạt nêm?”. Anh giật mình, thì ra anh có biết đâu! Tới phiên đứa con gái: “Món này cay quá ba ơi!”. Anh giờ thì hơi đỏ mặt như chính anh đang bị cay vậy: “Ừ, ba xin lỗi đã lỡ tay bỏ nhiều ớt”. Thằng con trai cũng góp ý kiến: “Ba bỏ tiêu nhiều quá, con là chúa ghét tiêu…”. Nó làu bàu cứ như thể là đang mắng mỏ anh vậy. Anh cố dịu dàng: “Tiêu đâu, để ba vớt ăn hết cho!”. Tự nhiên anh thấy nghèn nghẹn. Một nỗi buồn tràn ngập trong lòng. Chị bỗng lên tiếng: “Ba tụi con lâu lâu nấu một bữa mà các con khen chê nhiều quá, ổng tự ái hổng thèm làm mai mốt lại đổ lên đầu mẹ nữa!”. Câu nói này làm anh như quỵ hẳn, nhưng anh vẫn cố gắng ngồi ăn như không. Anh vừa bới chén thứ hai thì chị bỏ đũa xuống, nói trỏng: “Hôm nay không đói!”. Nửa phút sau, đứa con trai rời khỏi bàn. Đứa con gái cũng theo anh nó. Bao hăm hở ban đầu giờ tan biến cả. Anh còn trơ lại một mình, bất giác cũng bỏ chén đũa xuống, lặng lẽ mặc vội quần áo, dắt xe bước ra khỏi nhà.

Anh muốn ghé quán làm vài chai bia nhưng lại thôi. Ngồi ngẫm nghĩ một hồi rồi anh quay xe về, tiện đường ghé mua mấy món ăn nhanh. Vừa về đến nhà, anh đã nghe hai đứa nhỏ đang mè nheo: “Kiếm cái gì ăn đi mẹ, con đói quá!”. Anh liền giơ túi thức ăn lên khoe: “Ăn cái này được không?”. Lũ trẻ tròn mắt nhìn. Vợ anh cũng vậy. Hình như mắt chị ươn ướt.

Trịnh Minh Giang
(theo thanhnien)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.